| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Phạm Minh Chính:

11 nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới

Thứ Bảy 29/05/2021 , 21:41 (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu cao phương châm 'BA KHÔNG': Không nói thiếu tiền, không nói thiếu nguồn nhân lực, không nói thiếu thể chế và phương tiện vật chất…

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 ngày 29/5. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 ngày 29/5. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 ngày 29/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ những nhiệm vụ giải pháp, trọng tâm tới đây. Trước hết, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cấp uỷ, chính quyền địa phương phải bám sát tình hình, nhanh chóng, kịp thời đưa ra quyết định, phương hướng, giải pháp cụ thể để thực hiện nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.

Với tinh thần đó, trong thời gian trước mắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phân công nhiệm vụ cho các Phó Thủ tướng trong thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Vũ  Đức Đam trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia, chỉ  đạo chung trên "mặt trận" chống dịch Covid-19.

Ở “mặt trận” TP. HCM, Thủ tướng đề nghị Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, ngoài công việc được phân công, trực tiếp theo dõi, cùng chỉ đạo lãnh đạo TP. HCM trong lúc này.

Đối với địa bàn Bắc Ninh, Bắc Giang là những địa bàn công nghiệp, sản xuất công nghiệp, tổ chức sản xuất liên quan đến công thương, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trực tiếp chỉ đạo công việc phòng, chống dịch, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh tại hai tỉnh này.

Còn ở Hà Nội, Bí thư Thành uỷ Đinh Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo; các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ với thành phố trong công tác phòng, chống dịch.

Đối với những vấn đề lớn, phức tạp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành sẽ trao đổi, thống nhất với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.

Đối các cơ quan, đơn vị, địa phương, Thủ tướng yêu cầu phải phân công, phân cấp, phân quyền rõ ràng, đi đôi với kiểm tra giám sát. Vừa qua, tại những địa bàn trọng điểm, Trung ương đã lập các tổ công tác về phối hợp trên tinh thần chặt chẽ, có hiệu quả và thực tế cũng đã chứng minh hiệu quả.

Đồng thời vừa làm phải vừa hoàn thiện các thể chế, các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình chống dịch một cách căn cơ, bài bản và có hệ thống, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, nóng vội. Về mặt thể chế, quy định phải hoàn thiện, việc biên soạn thành lý luận để phát huy, phổ biến, không để bị động, lúng túng.

Thứ hai, Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm với phương châm “BA KHÔNG: Không nói thiếu tiền, không nói thiếu nguồn nhân lực, không nói thiếu thể chế và phương tiện vật chất, vật tư y tế, sinh phẩm, thuốc men,…

Trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành quyết định những vấn đề trong thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Thứ ba, thực hiện chiến lược vacxin, phải tiếp cận mọi khả năng để mua vacxin, trong lúc nguồn vacxin còn thiếu, cả thế giới đều lo vacxin, đây là một trong những biện pháp tấn công của các nước, tất cả đều đi mua, mà sản xuất thì có hạn, nên chúng ta phải quyết tâm.

Đó là khó khăn khách quan, nhưng không vì thế mà chậm trễ. Do đó chúng ta phải dùng mọi biện pháp từ: biện pháp ngoại giao, doanh nghiệp, Chính phủ, người dân, các biện pháp khác… để tiếp cận mua vacxin. Đồng thời phải đẩy nhanh nghiên cứu sản xuất vacxin trong nước.

Bên cạnh đó, tiến hành mua công nghệ sản xuất vacxin từ nước ngoài, Thủ tướng giao cho các cơ quan liên quan “bằng mọi biện pháp phải có công nghệ”.

Thứ tư, tuyên truyền tổ chức tiêm vacxin theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý, hiệu quả cho các lực lượng và các địa bàn trọng điểm như: Bắc Ninh, Bắc Giang, thành phố Hà Nội, TP. HCM. Đồng thời, phải giải thích cho nhân dân đây là biện pháp phòng ngừa tốt nhất, một biện pháp chủ động tấn công phòng, chống dịch trong tình hình hiện nay.

Phải phòng, chống từ sớm, từ xa, từ trước khi có dịch với phương châm 5K + vacxin và kết hợp giải pháp công nghệ; tăng cường áp dụng công nghệ cao vào công tác truy vết, kiểm soát an toàn Covid-19, cách ly, đấu tranh với những cá nhân chưa chịu chấp hành các quy định phòng, chống dịch.

Thứ năm, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần, phòng bệnh phải thường xuyên, phát hiện phải sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực, hiệu quả, nhanh chóng ổn định tình hình phát triển sản xuất, kinh doanh. Thủ tướng giao Bộ LĐ-TB&XH thực hiện ngay các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 nói chung, trong đó có đợt dịch bùng phát lần này.

Thứ sáu, phải kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh và rà soát các đối tượng cư trú trái phép.

Thứ bảy, huy động mọi nguồn lực hợp pháp cho phòng, chống dịch, đặc biệt là mua vacxi.

Nhân đây Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi toàn thể nhân dân, mọi người dân, doanh nghiệp, mọi cơ quan, tổ chức, địa phương trong điều kiện có thể của mình đóng góp trí tuệ, ý kiến, phương pháp, tiền của, phát huy các mối quan hệ để mua vacxin, chuyển giao công nghệ sản xuất vacxin,...

Nói tóm lại mọi nguồn lực hợp pháp từ nhân dân, cộng đồng, từ các cơ quan, đơn vị, địa phương để chúng ta tiếp tục xây dựng Quỹ phòng, chống Covid-19, trong đó có Quỹ vacxin vừa được Chính phủ thành lập.

Thứ tám, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN), chủ doanh nghiệp phải tập trung bảo vệ sức khỏe cho công nhân, cho người dân trong lúc này. Tinh thần là hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Lúc thuận lợi, khi có lợi ích thì cùng nhau thụ hưởng, phân chia một cách hợp lý, khi có khó khăn thì cùng chia sẻ cho nhau để cùng có lợi.

Theo Thủ tướng, hiện nay Ban Quản lý các KCN, các doanh nghiệp đang rất chủ động bảo vệ công nhân. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao trách nhiệm cho các chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý các KCN, khu kinh tế có trách nhiệm bảo vệ người lao động.

Thứ chín, Bộ Y tế phải huy động các nguồn lực từ các trường y, thay nhau hỗ trợ lực lượng y tế cơ sở.

Thứ mười, trong công tác tuyên truyền phải đảm bảo toàn diện, hiệu quả. Trước hết phải làm cho người dân hiểu được chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng, chống dịch. Tiếp đến là phải hướng dẫn để người dân vào cuộc cùng với cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị để chống dịch hiệu quả. Sau đó phải truyền cảm hứng để người dân tự tin, tin tưởng vào công tác chống dịch của Đảng, Nhà nước. Cuối cùng là huy động sức lực của người dân đóng góp một cách hiệu quả.

Mười một, phải tập trung bảo đảm sản xuất kinh doanh, nhất là trong các KCN và các lĩnh vực dịch vụ.

  • Tags:
Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Hậu Giang: 200ha diện tích nông nghiệp được xác nhận an toàn thực phẩm

Hậu Giang khẳng định vị thế phát triển nông nghiệp an toàn với hơn 200ha được xác nhận an toàn thực phẩm, gồm chuỗi giá trị cây ăn trái, lúa gạo, thủy sản, rau màu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Viện Cây ăn quả miền Nam đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tiền Giang Viện Cây ăn quả miền Nam (Sofri) vừa tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và kỷ niệm 30 năm thành lập Viện 1994 - 2024.