| Hotline: 0983.970.780

15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn hỗ trợ người tiêu dùng 20 tỷ đồng mỗi ngày

Thứ Tư 22/04/2020 , 11:00 (GMT+7)

Đây là chia sẻ của ông Nguyễn Xuân Dương – quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi tại buổi talk: “Tái đàn chăn nuôi ổn định cung cầu thị trường thịt lợn” với Báo NNVN.

Ông Nguyễn Xuân Dương trao đổi với Báo NNVN về  việc điều hành giá thịt lợn của Chính phủ và Bộ NN-PTNT trong thời gian qua. Ảnh: nongnghiep.vn.

Ông Nguyễn Xuân Dương trao đổi với Báo NNVN về  việc điều hành giá thịt lợn của Chính phủ và Bộ NN-PTNT trong thời gian qua. Ảnh: nongnghiep.vn.

Ông Nguyễn Xuân Dương, cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Bộ NN-PTNT, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn (chiếm 36 – 40% thị phần thịt lợn của Việt Nam) đồng loạt hạ giá lợn hơi từ 78.000 đồng/kg xuống dưới 70.000 đồng/kg.

Ước tính, mỗi ngày các doanh nghiệp trên đã bỏ ra tổng số khoảng 20 tỷ đồng để hỗ trợ người tiêu dùng phòng, chống dịch Covid-19.

“Thời gian qua, giá lợn neo ở mức quá cao. Nếu các doanh nghiệp lớn không chung tay đồng hành cùng chính phủ để kiểm soát giá lợn, thì nền kinh tế xã hội sẽ bị tác động rất lớn. Tại Trung Quốc, lợn hơi giữ ở mức 130.000 – 140.000 đồng/kg gần 2 năm nay rồi mà không kiểm soát được”, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói.

Ông cũng khẳng định, Chính phủ và Bộ NN-PTNT kêu gọi các doanh nghiệp đưa giá lợn xuống dưới 70.000 đồng là hoàn toàn có căn cứ, đảm bảo tất cả các bên từ người chăn nuôi và người tiêu dùng đều có lợi trong điều kiện cả nước đang căng mình phòng, chống dịch Covid-19.

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN-PTNT trao đổi tại Báo NNVN. Ảnh: Nongnghiep.vn.

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN-PTNT trao đổi tại Báo NNVN. Ảnh: Nongnghiep.vn.

Thông qua đó, Chính phủ cũng kiểm soát được chỉ số CPI, bởi thịt lợn là thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng này của người dân Việt Nam.

“Hoàn toàn không phải Chính phủ và Bộ NN-PTNT ép các doanh nghiệp vào thế khó”, ông Nguyễn Xuân Dương chia sẻ. Bởi quay trở lại thời điểm năm 2017, khi nguồn cung thịt lợn vượt quá cầu, giá lợn hơi ở mức dưới 20.000 đồng/kg, Chính phủ đã vận động toàn dân tăng cường sử dụng thịt lợn. Nhờ đó, chỉ sau 1 năm, chúng ta đã kéo giá lợn tăng lên, còn các nước khác phải mất 3 năm.

Vậy bây giờ, trách nhiệm của người chăn nuôi, nhất là các doanh nghiệp lớn phải chung tay cùng Chính phủ để ổn định thị trường thịt lợn. Đây không đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà nó bao hàm cả giá trị nhân văn và trách nhiệm xã hội.

Đề xuất đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá

Trả lời câu hỏi tại sao các doanh nghiệp lớn đã hạ giá lợn hơi xuống 70.000 đồng/kg, nhưng thịt lợn trên thị trường vẫn rất cao (có loại lên tới 180.000 – 200.000 đồng/kg), ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn cam kết bán giá 70.000 đồng/kg lợn hơi chỉ chiếm 36 – 40% thị phần thịt lợn. Còn lại hơn 60% thịt lợn vẫn đang ở chuồng của các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi.

Hiện nay, chúng ta hoàn toàn có công cụ pháp lý để kiểm soát giá thịt lợn, đó là Luật Chăn nuôi. Tùy từng thời kỳ, Chính phủ có thể đưa thịt lợn vào sản phẩm dự trữ quốc gia, hoặc sản phẩm bình ổn giá, hoặc sản phẩm kiểm soát giá. Ở Trung Quốc và Thái Lan cũng đã làm như vậy.

Vừa qua, Cục Chăn nuôi cũng đã có kiến nghị nên đưa thịt lợn là mặt hàng dự trữ quốc gia, bình ổn giá hoặc kiểm soát giá trong một giai đoạn nhất định.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, giá lợn hơi xuất chuồng khoảng 70.000 đồng/kg, trừ chi phí vận chuyển, kiểm dịch động vật, giết mổ..., giá lợn móc hàm chỉ khoảng 110.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Phúc.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, giá lợn hơi xuất chuồng khoảng 70.000 đồng/kg, trừ chi phí vận chuyển, kiểm dịch động vật, giết mổ..., giá lợn móc hàm chỉ khoảng 110.000 đồng/kg. Ảnh: Minh Phúc.

Đặc biệt, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh truyền thông để người dân sử sử dụng thực phẩm thay thế thịt lợn. Hiện nay chúng ta có 467 triệu con gia cầm, 5 triệu con bò, 2,5 triệu con trâu. Sản lượng trứng gia cầm, sữa và thủy hải sản cũng tăng trưởng mạnh. Do đó, chúng ta không sợ thiếu thực phẩm mà chỉ thiếu thịt lợn.

Còn về lâu dài, chúng ta phải kiên trì tái đàn lợn để cân đối cung cầu. Ngành chăn nuôi phấn đấu đến cuối năm 2020, tổng đàn lợn cả nước sẽ tương đương so với năm 2018. Để đưa giá lợn xuống thấp, chúng ta cũng cần tìm cách để cắt bớt lợi nhuận bất hợp lý từ khâu trung gian.

Bởi với giá lợn hơi xuất chuồng khoảng 70.000 đồng/kg, trừ chi phí vận chuyển, kiểm dịch động vật, giết mổ..., giá lợn móc hàm chỉ khoảng 110.000 đồng/kg. Việc ở đâu đó có hiện tượng giá thịt lợn lên tới 200.000 – 250.000 đồng/kg, theo ông Nguyễn Xuân Dương thì đó là hiện tượng thổi giá, bất bình thường.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn

UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/2000.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.

Bình luận mới nhất