| Hotline: 0983.970.780

Vụ hổ chết hàng loạt ở Đồng Nai:

2 mẫu hổ chết ở Khu du lịch Vườn Xoài dương tính với virus cúm A/H5N1

Thứ Năm 03/10/2024 , 10:22 (GMT+7)

Đồng Nai Sáng 3/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, kết quả xét nghiệm 2 mẫu hổ chết tại Khu du lịch Vườn Xoài dương tính với virus H5N1.

Hổ Bengal được nuôi nhốt vừa trải qua giai đoạn bệnh đang hồi phục. Ảnh: H.Phúc.

Hổ Bengal được nuôi nhốt vừa trải qua giai đoạn bệnh đang hồi phục. Ảnh: H.Phúc.

Theo kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, 2 mẫu hổ (gồm máu, phủ tạng) được lấy ngày 22/9 để làm xét nghiệm, đến nay đã cho kết quả dương tính với virus H5N1.

Bác sĩ Phan Văn Phúc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết, ngày 2/10 khi làm việc với đại diện Khu du lịch Vườn Xoài thì được biết, trước khi có biểu hiện nhiễm bệnh và chết, nhiều con hổ ở đây đã ăn các loại thức ăn là thịt gà, đầu gà. Số thức ăn này do một công ty đóng trên địa bàn phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa cung cấp.

Theo nhận định của bác sĩ Phúc, khả năng những con hổ đã bị chết do bị nhiễm virus H5N1 từ thịt gà bị nhiễm bệnh. Do vậy, cơ quan chức năng đang tiến hành truy vết nguồn gốc thịt gà để xác định rõ nguồn lây nhiễm. Từ đó có giải pháp khoanh vùng, dập dịch, ngăn ngừa lây lan.

Giải thích lý do vì sao cả đàn hổ cùng ăn thịt gà nhưng có con chết, có con vẫn còn sống, bác sĩ Phúc cho rằng, có khả năng trong đàn gà của đơn vị cung cấp cho khu du lịch Vườn Xoài có những con bị nhiễm bệnh, có những con chưa nhiễm bệnh. Vì thế, con hổ nào ăn phải những con gà bị nhiễm bệnh sẽ nhiễm bệnh và chết. Con hổ nào ăn những con gà chưa nhiễm bệnh thì vẫn khỏe mạnh. Do đó, trong ngày hôm nay (3/10), các lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai sẽ tiến hành truy vết nguồn gốc thịt gà cung cấp cho Khu du lịch Vườn Xoài.

H5N1 là một loại virus cúm A có khả năng gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm, chính vì thế mà H5N1 còn có tên là cúm gia cầm. Cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người. Khi bị nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 60%. Virus H5N1 có thể lây nhiễm và phát bệnh ở người khi chúng ta có tiếp xúc với gia cầm mang bệnh mà không có biện pháp bảo vệ.

Do đó, con người có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc, đụng chạm vào gia cầm bị bệnh; chạm hoặc hít phải các chất tiết gia cầm bị bệnh; tiếp xúc (giết mổ, chế biến với nguồn thịt bị nhiễm bệnh; ăn thịt gia cầm hoặc trứng không nấu chín). Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, cũng như chưa có vacxin phòng bệnh.

Xem thêm
Nghị quyết về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.

Quy trình vận hành liên hồ chứa và lưu vực sông cần phải đồng bộ

Việc vận hành đơn lẻ các hồ chứa, lưu vực sông sẽ ảnh hưởng đến quy trình vận hành liên hồ, do vậy cần sớm đồng bộ quy trình vận hành toàn lưu vực.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.