| Hotline: 0983.970.780

3 động vật hoang dã được thả về tự nhiên

Thứ Năm 25/03/2021 , 16:20 (GMT+7)

2 con khỉ đuôi lợn và 1 con trăn gấm do người dân giao nộp, sau khi được theo dõi và nuôi dưỡng ở môi trường bán hoang dã đã được thả về tự nhiên.

Ngày 25/3, Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với lực lượng kiểm lâm thả 2 con khỉ đuôi lợn và 1 con trăn gấm về môi trường tự nhiên.

Các đơn vị tổ chức thả khỉ đuôi lợn về tự nhiên. Ảnh: VQG BGM.

Các đơn vị tổ chức thả khỉ đuôi lợn về tự nhiên. Ảnh: VQG BGM.

Theo ông Trần Văn Trưởng, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ, Bảo tồn và Phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, 3 động vật hoang dã trên đã được Trung tâm tiếp nhận từ người dân. Do các con vật đã thích nghi với điều kiện nuôi nhốt. Sau khi được tiếp nhận cứu hộ, các con vật được trải qua quá trình tập luyện giúp chúng làm quen với điều kiện môi trường tự nhiên.

Các đơn vị tổ chức thả trăn gấm về tự nhiên. Ảnh: VQG BGM.

Các đơn vị tổ chức thả trăn gấm về tự nhiên. Ảnh: VQG BGM.

 “Sau khi thả vào môi trường tự nhiên, đơn vị tiếp tục theo dõi quá trình thích nghi với điều kiện sống hoang dã tự nhiên của các con vật này. Nếu chúng chưa thích nghi được với môi trường tự nhiên, đơn vị sẽ thu giữ lại để tiếp tục cứu hộ trước khi tái thả vào môi trường tự nhiên,” ông Triển chia sẻ.

Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca Leonia thuộc bộ linh trưởng  Primates; phân bố chủ yếu ở các khu rừng thuộc Nam và Đông Nam Á. Khỉ đuôi lợn đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000 và danh sách các loài cần được bảo vệ của ngành lâm nghiệp (Phụ lục IIB Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 22/4/2002 của Chính Phủ).

Trăn gấm tên khoa học là Python reticulatus được xếp vào danh lục CITES phụ lục II, thuộc nhóm IB, nhóm động vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng, cần triệt để việc cấm săn bắt và mua bán trái phép.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Nghệ An thực hiện tốt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững

Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tạo chuyển biến căn cơ trên địa bàn Nghệ An, tỉnh này triển khai thực sự hiệu quả thông qua tỷ lệ giải ngân 100%.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm