| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ bùng phát bệnh đạo ôn lúa

Thứ Hai 03/03/2025 , 17:50 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Dự báo thời gian tới thời tiết đêm và sáng sớm có sương mù, ẩm độ không khí cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lây lan trên diện rộng.

Vụ đông xuân 2024 - 2025 toàn tỉnh Quảng Trị gieo cấy được 26.043ha lúa. Hiện lúa đại trà đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, trà sớm giai đoạn đứng cái. Nhìn chung cây lúa sinh trưởng, phát triển khá tốt. Thời gian qua, một số đối tượng sâu bệnh đã phát sinh gây hại, đặc biệt bệnh đạo ôn đã bắt đầu gây hại trên diện tích hơn 11ha.

Cách nhận biết triệu chứng bệnh đạo ôn lá: Lúc đầu vết bệnh chỉ nhỏ như đầu mũi kim, màu xám xanh sau chuyển sang nâu rồi lan rộng dần ra thành hình thoi, xung quanh màu nâu đậm, giữa màu xám trắng, bệnh nặng gây cháy toàn bộ lá lúa.

Dấu hiệu bệnh đạo ôn trên lá lúa. Ảnh: Việt Toàn.

Dấu hiệu bệnh đạo ôn trên lá lúa. Ảnh: Việt Toàn.

Nguyên nhân gây bệnh và quy luật phát triển. Bệnh đạo ôn do nấm Pyricularia oryzae gây ra. Bệnh phát triển mạnh khi có đủ những điều kiện. Bệnh phát triển trên đồng ruộng chủ yếu từ tàn dư cây bệnh và hạt giống bị nhiễm bệnh. Các cây ký chủ như cỏ gừng, cỏ mật, cỏ tranh... cũng có thể là ổ bệnh.

Bào tử phát tán nhờ gió là phương thức lây lan quan trọng nhất của bệnh đạo ôn. Do đó việc dọn sạch cỏ dại và tàn dư cây bệnh trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng trừ bệnh đạo ôn.

Giống nhiễm bệnh: BĐR 57, HC 95, Bắc thơm 7, An Sinh 1399...

Điều kiện ngoại cảnh: Bệnh phát sinh gây hại thích hợp nhất ở điều kiện nhiệt độ từ 24 - 28 độ C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao, đặc biệt là có sương mù vào đêm và sáng sớm. Bệnh có thể phát triển mạnh ở vùng đất tốt ở ven làng, ở chân ruộng thiếu nước hoặc bón phân không cân đối, thừa đạm.

Dự báo thời gian tới thời tiết đêm và sáng sớm có sương mù, ẩm độ không khí cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại tiếp tục phát sinh, phát triển, nhất là bệnh đạo ôn lây lan trên diện rộng, hại nặng và có thể gây cháy cục bộ trên các giống nhiễm, chân ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm.... nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Nông dân phun phòng trừ bệnh đạo ôn lúa. Ảnh: Việt Toàn.

Nông dân phun phòng trừ bệnh đạo ôn lúa. Ảnh: Việt Toàn.

Ông Trần Minh Tuấn,  Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết Chi cục đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị có các văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường cán bộ thường xuyên thăm đồng, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn cấp huyện phối hợp với bà con kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm, trên các chân ruộng bón nhiều đạm, các chân ruộng dễ nhiễm để phòng trừ bệnh đạo ôn kịp thời. Bên cạnh đó, Chi Cục đã tăng cường cán bộ kỹ thuật về địa phương cùng bà con phối hợp theo dõi, hướng dẫn bà con phòng trừ bệnh đạo ôn sớm.

Ông Tuấn cho biết đã khuyến cáo bà con nhìn đồng, nhìn lúa, nhìn cây để bón phân cho cây lúa, tránh lúa quá tốt dễ bị nhiễm bệnh.

Về biện pháp phòng trừ: Tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, chú ý kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như BĐR 57, HC 95, Bắc thơm 7, An Sinh 1399...; trên các chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm để kịp thời phun thuốc khi bệnh mới phát sinh (tỷ lệ bệnh khoảng 5%).

Ông Trần Minh Tuấn,  Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị và cán bộ kỹ thuật kiểm tra bệnh đạo ôn trên lúa đông xuân. Ảnh: Việt Toàn.

Ông Trần Minh Tuấn,  Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị và cán bộ kỹ thuật kiểm tra bệnh đạo ôn trên lúa đông xuân. Ảnh: Việt Toàn.

Những ruộng đã nhiễm bệnh phải ngừng bón tất cả các loại phân, kể cả phân bón lá, dâng cao mực nước trong ruộng, phun trừ bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Isoprothiolane,  Fenoxanil + Isoprothiolane, Propiconazole + Tricyclazole, Fenoxanil + Tricyclazole... như: Beam 75WP, Ninja 35EC, Filia 525SE, Map Famy 35SC... theo liều lượng khuyến cáo, chú ý phải phun ướt đẫm lá, lượng nước thuốc đã pha ít nhất 20 lít/sào (500m2), vùng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một từ 5 - 7 ngày.

Những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển (lá mới ra không bị nhiễm bệnh) mới được bón phân trở lại. Những ruộng có tỷ lệ bệnh cao phải phun phòng trước khi lúa trổ 5 - 7 ngày để hạn chế bệnh đạo ôn cổ bông.

Ngoài ra, duy trì công tác diệt chuột bằng các biện pháp thủ công như đào bắt, dùng bẫy bán nguyệt kết hợp sử dụng các loại thuốc có hoạt chất thế hệ mới như Diphacinone (Gimlet, Linh miêu, Kaletox…). Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng biện pháp xung điện để diệt chuột. Theo dõi diễn biến của rầy nâu và rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, nhện gié, bệnh bạc lá vi khuẩn... để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất