| Hotline: 0983.970.780

Chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn

Thứ Sáu 13/11/2020 , 10:08 (GMT+7)

30 dự án ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, mang đậm đặc trưng vùng miền được lựa chọn từ 345 dự án (56 tỉnh thành) vào vòng Chung kết.

Lê Ngọc Thảo (Tiền Giang) với dự án Mắm Gò Công và giá trị thực phẩm lên men tự nhiên hiệu Khổng Tước Nguyên.

Lê Ngọc Thảo (Tiền Giang) với dự án Mắm Gò Công và giá trị thực phẩm lên men tự nhiên hiệu Khổng Tước Nguyên.

Trong hai ngày 13-14/11, tại Thành phố Đà Lạt, (tỉnh Lâm Đồng), Vòng chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn – năm 2020 diễn ra với 30 dự án xuất sắc nhất được chọn từ các vòng bán kết.

Sự kiện do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC), Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) kết hợp với Ban Thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức với sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp thuộc HVNCLC.

Theo đánh giá của Ban giám khảo, Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn có bề dày nhiều năm và thực sự trở thành sân chơi dành cho thanh niên nông thôn có ý tưởng sáng tạo.

Nhóm của Nguyễn Hồng Đăng (TP.HCM) với dự án Sản xuất đất trồng và phân Compost từ phế phẩm nông nghiệp.

Nhóm của Nguyễn Hồng Đăng (TP.HCM) với dự án Sản xuất đất trồng và phân Compost từ phế phẩm nông nghiệp.

Các dự án vào Chung kết đều có chất lượng tốt, đa dạng và đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi. Điều này chứng tỏ, các chủ dự án đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho bài thi cũng như cách phát triển dự án. Có nhiều chủ dự án còn rất trẻ, họ đang ở lứa tuổi học sinh nhưng đã rất nhạy bén, như dự án đưa công nghệ nano carbon vào tơ tằm để tăng tính khả dụng của sản phẩm ở Lâm Đồng, dự án Thảo mộc bảo vệ rau và hoa màu ProSafe ở Nghệ An. Hoặc như dự án Bún gấc ở Đắk Nông đã tận dụng được tài nguyên bản địa để đưa vào sản phẩm.

Cũng theo Ban giám khảo, các dự án góp mặt tại Vòng chung kết năm nay mang đậm đặc trưng vùng miền. Từ chất lượng đến hình thức là bao bì, các yếu tố đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ hay những phương pháp kinh doanh đều có sự khác biệt.

Dự án Sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho thú cưng CUNCUN' của nhóm Lương Mạnh Quyết (Lào Cai).

Dự án Sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho thú cưng CUNCUN” của nhóm Lương Mạnh Quyết (Lào Cai).

Nếu như khu vực miền Bắc, các dự án khai thác, xây dựng quy trình sản xuất gắn liền với tài nguyên bản địa, nhất là các yếu tố liên quan đến đặc sản, dược liệu từ núi, rừng thì miền Trung – Tây Nguyên, các dự án nghiêng về sinh kế cộng đồng, tìm hướng phát triển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt quanh năm.

Còn khu vực miền Nam, phần lớn các dự án ứng dụng các công nghệ mới, có những nghiên cứu chuyên sâu, hướng đến xu thế sản xuất sạch, an toàn và hiện đại.

Khu vực miền Bắc, dự án “Sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho thú cưng CUNCUN” của nhóm Lương Mạnh Quyết (Lào Cai) là một trong những dự án hứa hẹn ở chung kết kỳ này.

Nhận thấy nhu cầu thị trường về thức ăn cho thú cưng, Lương Mạnh Quyết cùng cộng sự đã nghiên cứu, sản xuất thành công các sản phẩm như thức ăn cho chó mini (chó cảnh), thức ăn cho chó phổ thông và thức ăn khô cho mèo.

Sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu như ngô, thịt gà, thịt bò, phụ gia, hương liệu… Nguyên liệu được ưu tiên chọn lựa tại địa phương, giúp người nông dân tiêu thụ nông sản.

Dự án Biostarch – Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học', được làm từ sắn (mì) của Trần Thị Diễm My (TP.HCM).

Dự án Biostarch – Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học”, được làm từ sắn (mì) của Trần Thị Diễm My (TP.HCM).

Khu vực miền Trung nổi lên dự án “Xây dựng nông trại dứa sạch gắn với phát triển du lịch tạo sinh kế cho thanh niên nông thôn vùng núi Quỳnh Lưu” của Nguyễn Văn Hạnh (Nghệ An). Dự án hướng đến nền nông nghiệp sạch, giúp giữ chân nông dân ở lại với ruộng đồng, tạo nguồn thu nhập tốn cho người dân Quỳnh Lưu.

Tây Nguyên có “Pơ Lang – Sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược” của Nguyễn Thị Thu Hằng (Đắk Lắk).

Các dự án ứng dụng công nghệ tập trung nhiều ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là TP.HCM với 3 dự án. Các  dự án nổi bật gồm “Biostarch – Bao bì bảo quản thực phẩm từ màng sinh học”, được làm từ sắn (mì) của Trần Thị Diễm My, “Sản xuất đất trồng và phân Compost từ phế phẩm nông nghiệp” của Nguyễn Hồng Đăng. Hay “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong nông nghiệp” của Phạm Thanh Toàn.

Đồng bằng Sông Cửu long có dự án “Bánh phồng tôm khoai lang” của Nguyễn Thanh Việt (Vĩnh Long), Mắm tôm chà Gò Công và giá trị thực phẩm lên men tự nhiên hiệu Khổng Tước Nguyên” của Lê Ngọc Thảo (Tiền Giang).

Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo Thanh niên nông thôn 2020 do (BSA phối hợp với Ban thanh niên nông thôn của Trung ương Đoàn tổ chức. Chương trình có sự đồng hành của Đề án 844 của Chính Phủ, Ủy ban dân tộc, HVNCLC – Chuẩn hội nhập cùng các doanh nghiệp.

Cuộc thi mang mục đích cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên nông thôn nói riêng trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển tài nguyên bản địa, hình thành các sản phẩm đặc trưng, tham gia hiệu quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm