| Hotline: 0983.970.780

30 năm hành trình của Công ty Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk

Thứ Hai 19/12/2022 , 07:54 (GMT+7)

Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk sau 30 năm hoạt động đã có nhiều thành tựu, đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp địa phương.

 Vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ

Ngày 21/12/1992, UBND tỉnh Đăk Lăk đã có quyết định thành lập Doanh nghiệp nhà nước Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Đăk Lăk. Công ty có nhiệm vụ tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước dân sinh và ngành kinh tế khác.

Empty

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk (người ngoài cùng bên trái) cùng cán bộ kiểm tra Hồ Ea Mla 3, huyện Cư Kuin. Ảnh: Minh Quý.

Thời điểm thành lập, công ty được giao quản lý 98 công trình thủy lợi vừa và nhỏ với tổng số cán bộ nhân viên ban đầu là 208 người, diện tích tưới khoảng 6.000ha.

Đến năm 1997, công ty được UBND tỉnh Đăk Lăk chọn chuyển sang hoạt động công ích. Một năm sau, công ty chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích với tổng số vốn điều lệ hơn 82 tỷ đồng. Công ty được giao quản lý 69 công trình trên địa bàn 10 huyện và thành phố, diện tích phục vụ khoảng 8.700ha.

Năm 2008, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Đăk Lăk được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk với số vốn điều lệ là hơn 160 tỷ đồng.

Đến nay, công ty được giao quản lý khai thác 352 công trình, trong đó 259 hồ chứa, 81 đập dâng, 12 trạm bơm, tổng diện tích phục vụ hơn 77 ngàn ha cây trồng các loại; tổng số cán bộ, người lao động là 435 người.

Trong quá trình hoạt động công ty gặp nhiều khó khăn như: Việc khai thác đa mục tiêu công trình khó triển khai rộng rãi mặc dù tiềm năng và nguồn lợi lớn; Hầu hết các công trình do công ty quản lý chưa được nhà nước giao quản lý đất và cắm mốc chỉ giới; Nhiều công trình trước đây chưa được xây dựng đồng bộ, thậm chí một số công trình không có cống lấy nước; Việc kết hợp với địa phương khi đầu tư sữa chữa công trình, xác định diện tích tưới và công tác quản lý, bảo vệ đôi khi gặp khó khăn; Công tác bảo trì các công trình hư hỏng rất lớn, phát sinh thường xuyên nhưng công ty không đủ kinh phí để sửa chữa nên rất khó khăn…

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự đồng lòng của lãnh đạo, nhân viên, Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk đã đạt được nhiều thành tựu. Từ một doanh nghiệp nhỏ, đến nay Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk là một trong 2 doanh nghiệp còn 100% vốn sở hữu nhà nước được xếp hạng II. Công ty đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển ngành nông nghiệp cũng như kinh tế của địa phương.

Sau 30 năm hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên của công ty được đào tạo bài bản, trình độ ngày càng được chuyên môn hóa, có nhiều kinh nghiệm trong công tác.

Empty

Các hồ thủy lợi do viên Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk quản lý được nâng cấp, sửa chữa để đảm bảo an toàn. Ảnh: Minh Quý.

Từ những giai đoạn đầu thành lập, đời sống của cán bộ nhân viên công ty gặp nhiều khó khăn nhưng đến nay đời sống người lao động đã được đảm bảo, thu nhập ổn định (tổng thu nhập trung bình 8 triệu đồng/người/tháng). Chất lượng các công trình do công ty quản lý ngày càng được đảm bảo và hoạt động hiệu quả.

Nhiều mục tiêu để phát triển doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và phát triển trong thời gian tới, Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk đã xây dựng, đặc ra nhiều mục tiêu.

Cụ thể: Doanh nghiệp chủ động đổi mới, kiện toàn tổ chức hoạt động; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ của người lao động; tăng cường cơ chế khoán trong công tác quản lý, khai thác, bảo vệ công trình để tiết kiệm điện, nước; chuyển dịch, mở rộng đối tượng phục vụ của công trình thủy lợi, tăng cường khai thác đa mục tiêu để nâng cao hiệu quả của công trình.

Empty

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk tổ chức họp triển khai công tác hàng tuần. Ảnh: Minh Quý.

Công ty sẽ thực hiện rà soát, đánh giá lại năng lực, hiệu quả khai thác thực tế của công trình thủy lợi, trình cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh nhiệm vụ khi có thay đổi; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, bản đồ trực tuyến các công trình… Rà soát, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; thường xuyên kiểm tra, giám sát kịp thời ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm an toàn hồ đập, sự cố.

Đặc biệt, công ty sẽ tập trung đẩy mạnh đối mới phương thức sản xuất kinh doanh nhằm tăng số lượng, chất lượng các sản phẩm dịch vụ. Luôn đóng vai trò tích cực cho an ninh, lương thực của tỉnh, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp tiên tiến, hiện đại.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đăk Lăk cho biết, để hoàn thành những mục tiêu trên, doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh hàng năm hỗ trợ thêm kinh phí từ ngân sách hoặc đề nghị Trung ương hỗ trợ để đơn vị thực hiện sửa chữa, nâng cấp các công trình tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Theo đó, UBND tỉnh quan tâm bố trí bổ sung vốn điều lệ từ quỹ hỗ trợ và sắp xếp doanh nghiệp. Hỗ trợ công ty thực hiện các nhiệm vụ về quản lý an toàn đập, hồ chứa; xác định lại diện tích tưới tiêu. Đặc biệt, UBND tỉnh xem xét chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện thủ tục giao đất các công trình để công ty chủ động thực hiện nhiệm vụ.

Công ty cũng đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành khung giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác để địa phương có cơ sở ban hành đơn giá…

Xem thêm
Hơn 500 kg lòng lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện 520kg lòng lợn bốc mùi hôi thối sắp được bán lại cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất lạp sườn.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.