| Hotline: 0983.970.780

Hàng loạt hồ đập mất an toàn, Đắk Lắk lên kế hoạch sửa chữa

Thứ Tư 19/10/2022 , 10:34 (GMT+7)

Các hồ đập tại Đắk Lắk xây dựng hàng chục năm trước nên đã xuống cấp, mất an toàn. Địa phương này đang từng bước bố trí kinh phí để nâng cấp, sữa chữa.

Hiện Đắk Lắk có 782 hồ, đập, công trình thủy lợi, nhiều nhất vùng Tây Nguyên, gồm 118 đập dâng, 57 trạm bơm và 607 hồ chứa nước, với tổng dung tích khoảng 650 triệu m3. Qua kiểm tra, rà soát thực địa của Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện hàng trăm công trình hư hỏng, xuống cấp, mất an toàn.

Cụ thể, 43 đập bị thấm nước, trong đó có 17 đập thấm nặng và 26 đập thấm nhẹ; 63 đập bị sạt lở mái thượng và 62 đập bị sạt lở hạ lưu.

Đáng chú ý trong mùa mưa lũ năm 2019, Đắk Lắk có ba đập bị hư hỏng nặng đến nay vẫn chưa được sửa chữa, gồm: hồ Đội 6, huyện Ea Súp, nước tràn qua đỉnh đập làm hư hỏng mặt đập, gờ chắn bánh hạ lưu và sạt lở nặng mái đập hạ; hồ Ea Tlá 1, huyện Cư Kuin bị xói lở đuôi tràn và không thoát kịp nên nước gần tràn qua đỉnh đập, uy hiếp thân đập; hồ 201, TP Buôn Ma Thuột nước mấp mé đỉnh đập làm sạt lở mái thượng lưu và có nguy cơ gây vỡ đập do tràn xả lũ không thoát nước kịp…

Hiện các hồ đập ở Đắk Lắk xuống cấp sau hàng chục năm xây dựng, sử dụng. Ảnh: Quang Yên.

Hiện các hồ đập ở Đắk Lắk xuống cấp sau hàng chục năm xây dựng, sử dụng. Ảnh: Quang Yên.

Về tràn xả lũ, toàn tỉnh Đắk Lắk có đến 248 công trình cũ chưa được gia cố bằng bê-tông hoặc đá xây; 61 thân tràn bị hư hỏng, trong đó có 28 thân tràn bị hư hỏng nặng và 33 thân tràn bị hư hỏng nhẹ; 29 tràn bị xói lở đuôi tràn, tiêu năng, trong đó có ba tràn bị xói lở nặng; có 51 tràn thiếu khả năng tháo lũ…

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Chi nhánh thủy lợi Ea H’leo cho biết, hồ Phú Mỹ xuống cấp lâu nay mới được HĐND tỉnh chấp thuận cho nâng cấp sửa chữa để đảm bảo an toàn.

Theo ông Hiếu trong quá trình chi nhánh tiếp nhận và điều tra thì công trình này xuống cấp không thể tích nước. Trước đây, chân đập xuất hiện 3 lỗ thấm, nước phun lên cả mét. Nhưng hiện tại lỗ phun này không còn thay vào đó ở chân đập rất nhiều vị trí thấp nước.

Tháng 8/2018, mưa lớn khiến sạt, đổ tường tràn gây nguy cơ mất an toàn. Công ty đã huy động máy móc, thiết bị để hạ ngưỡng tràn, dùng rọ đá làm lại những đoạn tường tràn hư hỏng.

“Hiện tại công trình tràn và cống của đập mở 24/24, không đóng được để tích nước. Đến khi hết mùa mưa đơn vị mới dám tích một ít nước để phục vụ người dân. Vừa qua HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết đầu tư cho hồ Phú Mỹ. Sau khi được nâng cấp, sữa chữa hồ sẽ phục vụ tưới tiêu cho hơn 110ha. Đây là diện tích lớn mà lâu nay luôn thiếu nước trong mùa khô”, ông Hiếu nói.

Các hồ đập mất an toàn được Đắk Lắk bố trí kinh phí nâng cấp, sữa chữa. Ảnh: Quang Yên.

Các hồ đập mất an toàn được Đắk Lắk bố trí kinh phí nâng cấp, sữa chữa. Ảnh: Quang Yên.

Là đơn vị quản lý nhiều hồ, đập lớn nhất Đắk Lắk, ông Nguyễn Công Hạnh, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV QLCT thủy lợi Đắk Lắk cho biết, để đảm bảo an toàn hồ đập, hàng năm đơn vị phải bỏ hàng chục tỷ đồng để nâng cấp sữa chữa.

Theo ông Hạnh, các công trình thủy lợi tại địa phương được xây dựng từ hàng chục năm trước nên hầu hết đã xuống cấp, mất an toàn. “Cái khó hiện nay của đơn vị là thiếu kinh phí. Ngoài hồ đập xuống cấp, việc thiếu kinh phí cắm mốc ranh giới hành lang bảo vệ an toàn cũng là vấn đề giải”, ông Hạnh chia sẻ.

Vừa qua, HĐND tỉnh Đắk Lắk đã họp và thống nhất thông qua Nghị quyết về quyết định chủ trương đầu tư 8 dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Tám dự án gồm: Nâng cấp, sửa chữa hồ chứa nước Ea Dong (Tháp Rông), xã Krông Na, huyện Buôn Đôn; nâng cấp, sửa chữa hồ Phù Mỹ, xã Cư Mốt, huyện Ea H’leo; nâng cấp, sửa chữa hồ Thanh Niên, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng; nâng cấp, sửa chữa hồ Ea Má, xã Cư M’ta, huyện M’Drắk; nâng cấp công trình thủy lợi hồ Cư Króa 1, xã Cư Króa, huyện M’Drắk; sửa chữa, nâng cấp hồ chứa Buôn Pu Huch, xã Ea Knuếc, huyện Krông Pắk; nâng cấp, sửa chữa hồ Ông Đồng (Hồ Phước An 3), xã Ea Yông, huyện Krông Pắk; sửa chữa hồ C9, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk.

Các hồ đập tại Đắk Lắk bị bèo phủ kín mặt nước, nguy cơ mất an toàn cao. Ảnh: Quang Yên.

Các hồ đập tại Đắk Lắk bị bèo phủ kín mặt nước, nguy cơ mất an toàn cao. Ảnh: Quang Yên.

Tổng mức đầu tư các dự án là 134,4 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội là 123 tỷ đồng, ngân sách huyện là 11,4 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2022-2023. Đặc biệt, HĐND tỉnh Đắk Lắk cũng thống nhất ban hành Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Đắk Lắk.

Cụ thể, điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ chế tài chính là 451,4 tỷ đồng, tương đương 20,06 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng thế giới trên 397,9 tỷ đồng, tương đương 17,685 triệu USD. Ngân sách Trung ương cấp phát 93%, tương ứng 370 tỷ đồng, tương đương 16,448 triệu USD; ngân sách tỉnh vay lại 7%, tương ứng 27,8 tỷ đồng, tương đương 1,237 triệu USD; vốn đối ứng ngân sách tỉnh là 53,47 tỷ đồng, tương đương 2,375 triệu USD. Như vậy, sau khi điều chỉnh, dự án tăng thêm 19,124 tỷ đồng phần vốn đối ứng ngân sách tỉnh. Điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến ngày 31/12/2023.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Việt Nam cam kết chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa gạo hỗ trợ Ma Rốc

Cần Thơ Ma Rốc đang nỗ lực cải thiện sản xuất lúa gạo trong nước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cam kết chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật cho nước bạn.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Bình luận mới nhất