Cụ thể gồm: xe công vụ (xe của lực lượng công an, quân đội; xe cứu thương; xe của lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch; xe được trưng dụng phục vụ phòng chống dịch có phù hiệu riêng); xe phuc vụ tiêu dùng (xe chở lương thực, thực phẩm, xe chở nhu yếu phẩm cần thiết khác);
Xe phục vụ sản xuất (xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp; xe chở nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư trực tiếp phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp; xe chở hàng hóa là sản phẩm sản xuất trong tỉnh đi tiêu thụ; xe máy chuyên dùng phục vụ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp);
Và một số loại xe khác (xe chở người đi cấp cứu; phục vụ tang lễ; phục vụ phòng cháy, chữa cháy; sửa chữa, cung cấp điện, nước, viễn thông, bưu chính; cứu hộ, cứu nạn; xe cán bộ y tế đến cơ sở khám chữa bệnh hoặc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn y tế và có thẻ ra vào của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các xã, phường; xe chở rác thải).
UBND tỉnh quy định khi lưu thông qua các chốt kiểm dịch, lái xe các phương tiện phục vụ tiêu dùng, phục vụ sản xuất và xe sửa chữa cung cấp điện, nước, viễn thông, bưu chính phải xuất trình các giấy tờ sau: Giấy vận tải theo mẫu có xác nhận của UBND cấp xã nơi lái xe cư trú hoặc xác nhận của đơn vị vận tải; giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 hoặc cam kết đã xét nghiệm SARS-CoV-2 đủ điều kiện để lưu thông.
Ngoài ra, theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Hải Dương, đến ngày 17/2, toàn tỉnh gieo cấy được hơn 35.000 ha lúa xuân (đạt 65% kế hoạch). Hiện nay đang là thời kỳ điểm gieo cấy lúa xuân nhưng lại trong thời gian cách ly xã hội nên việc di chuyển máy cấy qua các chốt kiểm dịch gặp khó khăn.
Nắm được tình hình, Sở NN-PTNT tỉnh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các bộ phận liên quan tạo điều kiện cho máy cấy được ra vào địa phương cấy thuê theo hợp đồng đã đặt trước, đẩy nhanh tiến độ gieo cấy, phấn đấu kết thúc trước ngày 28/2. Đặc biệt, thị xã Kinh Môn do thu hoạch hành tỏi muộn nên có thể gieo cấy xong trước ngày 5/3.
Sau ngày 22/2, các địa phương rà soát toàn bộ diện tích chưa gieo cấy (bao gồm cả diện tích có thể cấy lấn và diện tích đã quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng chưa đền bù, giải phóng mặt bằng) để có phương án gieo cấy hết diện tích.
Với những diện tích có nguy cơ bỏ hoang cao, cần giao cho tổ chức đoàn thể hoặc khuyến khích các hộ tích tụ ruộng đất gieo cấy. Trong mọi điều kiện kiên quyết không để xảy ra tình trạng bỏ ruộng không gieo cấy...