| Hotline: 0983.970.780

40 năm chiến tranh biên giới phía Bắc: Khi mùa sở ra cây...

Chủ Nhật 17/02/2019 , 13:15 (GMT+7)

Trước năm 1979, Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành lấn chiếm lãnh thổ nước ta. Trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, ngoài hình thức lấn chiếm phổ biến là xâm canh xâm cư, Trung Quốc còn dùng hai hình thức khác lấn chiếm là di chuyển, đập phá các cột mốc...

“Em ơi ! Có nơi nào đẹp hơn/ Chiều biên giới khi mùa đào hoa nở/ Khi mùa sở ra cây, lúa lượn bậc thang mây/ Mùi tỏa ngát hương bay”. Nương theo lời bài hát “Chiều biên giới (nhạc Trần Chung, thơ Lò Ngân Sủn) để có mặt tại huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh), tôi được trung tá Trần Vĩnh Phan, người lính già của đồn biên phòng Bình Liêu năm xưa kể lại những ngày kiên cường chống trả quân Trung Quốc xâm lược.

13-38-05_binh_lieu_-_ho_so
Hoa sở Bình Liêu

Bình Liêu quê hương của hoa sở, mùa xuân năm 1979 đã giáng những đòn chí mạng đẩy lùi quân Trung Quốc xâm lược.
 

Giữ gìn từng tấc đất

Trước năm 1979, Trung Quốc đã nhiều lần tiến hành lấn chiếm lãnh thổ nước ta. Trên địa bàn huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, ngoài hình thức lấn chiếm phổ biến là xâm canh xâm cư, Trung Quốc còn dùng hai hình thức khác lấn chiếm là di chuyển, đập phá các cột mốc biên giới trên bộ, và xây kè nắn dòng chảy của sông suối, làm xói lở đất Việt Nam, tạo bồi lắng sang phía Trung Quốc. Thậm chí, Trung Quốc còn cho lính cải trang thành dân binh, sang đất Trình Tường nước ta, phục kích bắt chiến sĩ đồn biên phòng Hoành Mô (Bình Liêu) đang trên đường làm nhiệm vụ. Đồn trưởng biên phòng Hoành Mô phải sang tận đồn công an biên phòng Đồng Tông (Trung Quốc) trực tiếp đấu tranh, họ mới chịu trao trả người và vũ khí đã bắt giữ trái phép.

Không lấn chiếm được đất Trình Tường, phía Trung Quốc làm đường ở khu vực mốc 63 lấn sâu vào đất huyện Bình Liêu với diện tích hơn 4.000 m2. Bộ đội biên phòng Bình Liêu mau chóng phát hiện và kiên quyết đấu tranh đòi lại. Tình hình biên giới ngày càng nóng lên khi Trung Quốc dựng lên câu chuyện “nạn kiều”, kêu gọi gần 1.500 người Hoa ở Bình Liêu về Trung Quốc, đồng thời huy động lực lượng quân sự cấp trung đoàn áp sát biên giới, chuẩn bị tấn công.

Tháng 11 năm 1978, Trung tướng Trần Quyết, Tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ đội Biên phòng đã xuống kiểm tra mọi mặt hoạt động của bộ đội biên phòng Quảng Ninh, trực tiếp xuống đồn biên phòng Hoành Mô (Bình Liêu) kiểm tra tình hình.

Đầu tháng 2 năm 1979, Trung Quốc tiếp tục chuyển nhiều phương tiện chiến tranh ra sát biên giới, đào đắp thêm công sự, bố trí trận địa và sẵn sang tấn công sang ta. Lúc tập trung cao điểm họ dùng 80 xe vận tải quân sự chở bộ đội, vũ khí tập kết ở Đồng Tông đối diện với Hoành Mô - Đồng Văn.

Trước tình hình trên, Bộ Quốc phòng đã điều một số đơn vị của sư đoàn 325 (Quân khu I) - sau chuyển thành sư đoàn 395 Đặc khu Quảng Ninh - ra cùng tiểu đoàn 130 - bộ đội địa phương Bình Liêu bảo vệ biên giới. Sư đoàn trưởng và Chính ủy Sư đoàn 395 được chỉ định tham gia Ban Thường vụ Huyện ủy Bình Liêu để tăng thêm khối đại đoàn kết và hiệp đồng chỉ huy tác chiến. Thiếu tá Hà Văn Bảy - Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh được phân công phụ trách hướng Bình Liêu.

Đêm 16 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc tấn công đánh chiếm cao điểm 585 tại bản Phai Làu xã Đồng Văn, nhưng đã bị chặn đánh ngay từ đầu. Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công dọc tuyến biên giới các tỉnh phía Bắc nước ta từ Quảng Ninh đến Lai Châu. Riêng tại Bình Liêu, với lực lượng gần 1 trung đoàn bộ binh, quân Trung Quốc ồ ạt tấn công chiếm cao điểm Cao Ba Lanh và các cao điểm khác tại xã Đồng Văn. Trước sự chống trả quyết liệt của quân đội Việt Nam, quân Trung Quốc phải rút chạy về nước xin tiếp viện.
 

Kiên cường chống giặc

Khi đã củng cố lực lượng, quân Trung Quốc lại tấn công sang Bình Liêu với chiến thuật biển người. Trước sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, quân và dân Bình Liêu đã kiên quyết giữ cao điểm Cao Ba Lanh. Qua 10 ngày đêm liên tục chiến đấu, trung đoàn 288 đã tiêu diệt 944 tên xâm lược, phá hỏng và thu nhiều vũ khí, những tên địch bị thương phải rút chạy về Trung Quốc.

13-38-05_binh_lieu_-1979
Dân quân Bình Liêu tuần tra bảo vệ biên giới (1979) - Tư liệu KM

Dù chiến thắng nhưng nhân dân Bình Liêu vẫn hết sức cảnh giác, sẵn sang chiến đấu. Đêm 28 tháng 2 năm 1979, Huyện ủy - Ủy ban nhân dân và Ban chỉ huy quân sự huyện Bình Liêu bàn bạc nhận định: Khi ta tập trung lực lượng ở Cao Ba Lanh, quân Trung Quốc sẽ lợi dụng cơ hội này để đánh vào Hoành Mô, từ đó thọc sâu vào nội địa.

Quả đúng như dự đoán, sang sớm ngày 1 tháng 3 năm 1979, Trung Quốc dùng pháo cối bắn cấp tập sang để dọn đường sang. Đến 6 giờ 30 phút sang, hơn 1 vạn quân và dân binh Trung Quốc tràn sang đánh chiếm Hoành Mô và Đồng Văn.

Hai trung đoàn quân Trung Quốc tràn qua cửa khẩu Hoành Mô. Chiếm được Đồng Phe (Hoành Mô), chúng chia làm 3 mũi đánh đồn biên phòng 207, đánh cao điểm 366, rồi đánh chiếm đỉnh cao 600 và 781. Lực lượng và trang bị vũ khí của ta ở Hoành Mô tuy ít hơn phía Trung Quốc rất nhiều nhưng đã kiên cường đánh trả, đẩy lùi 9 đợt tấn công của chúng, tiêu diệt 1.700 tên, bắn hỏng 2 xe quân sự…

Còn tại hướng Đồng Văn, quân Trung Quốc cũng chia thành 3 mũi tấn công. Mũi thứ nhất đánh từ Cốc Lỷ lên Co Ngòa và cao điểm 1050 Cao Ba Lanh; mũi thứ hai đánh chiếm cao điểm 404 phát triển lên cao điểm 920; mũi thứ ba từ Phai Lầu chiếm cao điểm 585 rồi phối hợp với mũi thứ nhất đánh chiếm cao điểm 1050 Cao Ba Lanh. Quân Trung Quốc còn dùng pháo 105, 120 và 130 ly cấp tập bắn sâu vào nội địa của ta, dọc đường 10 từ xã Lục Hồn đến thị trấn Bình Liêu để chia cắt và ngăn chặn quân đội ta lên chi viện.

Dù Trung Quốc lắm mưu nhiều kế, quân đông, vũ khí hiện đại nhưng đã gặp phải sức giáng trả quyết liệt của quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có quân và dân huyện Bình Liêu đã đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của quân xâm lược. Sau 11 ngày đêm chiến đấu, trên mặt trận Bình Liêu đã tiêu diệt hơn 800 tên xâm lược, phá hủy và đốt cháy 3 súng đại liên, cùng nhiều vũ khí quân trang quân dụng khác.
 

Gặp phó tư lệnh đặc khu Quảng Ninh

Ông Nguyễn Ngọc Đàm, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh phụ trách Hậu cần, nhớ lại những ngày giữ gìn biên giới tròn 40 năm về trước. Khi đó, Đặc khu Quảng Ninh đóng tại Ba Chẽ, Tư lệnh là Trung tướng Sùng Lãm, Chính ủy là ông Nguyễn Đức Tâm - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.

13-38-05_nguyen_ngoc_dm
Ông Nguyễn Ngọc Đàm - nguyên Phó Tư lệnh Đặc khu Quảng Ninh (ảnh: KM)

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 quân xâm lược đã bất ngờ tấn công toàn biên giới phía Bắc nước ta. Trong những ngày chiến đấu bảo vệ biên cương của Tổ quốc đã có những người con của Quảng Ninh anh dũng hy sinh như: Hoàng Thị Hồng Chiêm, các gương chiến đấu như Đỗ Chu Bì, Đỗ Sĩ Họa sau này được phong Anh hùng LLVTND.

Để đảm bảo đánh lại quân địch ta phải dùng mìn nổ tung cầu Bắc Luân, vì thế mà quân địch gặp rất nhiều khó khăn khi tràn vào lãnh thổ nước ta. Bộ đội ta dùng súng cối bắn liên tục khiến quân xâm lược xác phơi đầy sông Ka Long, chúng đã phải tháo chạy về nước.

Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ngày 19 đến 20 tháng 4 năm 1979, Tỉnh ủy - UBND tỉnh đã tổ chức mừng công đánh thắng quân xâm lược biên giới phía Bắc. Ông Đàm thay mặt lãnh đạo tỉnh trao tặng 11 đơn vị lập chiến công, mỗi đơn vị một bức trướng mang dòng chữ: “Anh dũng, mưu trí đánh thắng giặc Trung Quốc xâm lược”.

(Kiến thức gia đình số 7)

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm