| Hotline: 0983.970.780

40 tấn nông sản Đà Lạt ra Trường Sa gửi tặng quân dân dịp tết

Thứ Bảy 06/01/2018 , 11:07 (GMT+7)

Hàng chục tấn nông sản Đà Lạt (Lâm Đồng) đã theo những chuyến xe đông lạnh xuôi về quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). Từ đây, rau, củ, quả của miền đất lạnh sẽ tiếp tục theo những chuyến tàu hải quân vượt muôn trùng biển khơi vươn tới quần đảo Trường Sa...

Đây là món quà nhiều ý nghĩa của nhân dân Đà Lạt gửi tới quân dân nơi miền đảo xa tận cùng thiêng liêng của tổ quốc.

Lãnh đạo UBND TP Đà Lạt kiểm tra các loại nông sản trước khi đưa lên xe chuyển xuống quân cảng Cam Ranh

Đây là năm thứ 7 liên tiếp chương trình “Tất cả vì Trường Sa thân yêu” được UBND TP Đà Lạt (cơ quan kết nghĩa với hải quân vùng 4), tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán. Nội dung của hoạt động thiết thực này nhằm động viên tình thần, hỗ trợ về vật chất, nhất là đưa các loại nông sản Đà Lạt, vốn là loại thực phẩm rất hiếm trên đảo cùng các loại yếu phẩm cần thiết khác ra giúp đỡ quân dân trên quần đảo Trường Sa vui xuân, đón Tết cổ truyền.

Ông Nguyễn Công Thừa, Tổng Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào Đà Lạt cho biết, từ năm 2012, thực hiện lời kêu gọi của UBND TP Đà Lạt, đơn vị đã tiên phong trong việc ủng hộ các loại nông sản đưa ra tặng quân dân trên quần đảo Trường Sa. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, cứ vào dịp cận Tết cổ truyền, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào Đà Lạt lại ủng hộ 15 tấn nông sản, nhiều nhất là bắp cả, cà rốt, su hào, su su, khoai lang… Đây là những loại nông sản có thể tích trữ được dài ngày trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt trên biển Đông.

Đưa nông sản lên xe chở xuống cảng Cam Ranh

Đặc biệt, năm nay UBND TP Đà Lạt đã kêu gọi được nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất nông sản lớn của Lâm Đồng như Công ty TNHH sản xuất thương mại nông sản Phong Thúy, Công ty TNHH Thảo Nguyên Xanh Đà Lạt… cùng tham gia chương trình mang nhiều ý nghĩa này.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt cho biết, được sự hưởng ứng tích cực của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, năm nay Đà Lạt đã huy động trên trên 40 tấn nông sản, trị giá khoảng 300 triệu đồng. Đây là số lượng nông sản được huy động để đưa ra tặng quân dân trên quần đảo Trường Sa lớn nhất từ trước tới nay. Các loại nông sản được xem là món quà rất thiết thực đối với quân dân trên quần đảo Trường Sa trong dịp Tết cổ truyền. Đây cũng là loại quà Tết rất riêng biệt của Đà Lạt so với các tỉnh khác.

“Ở đất liền, các loại rau chúng ta ăn hằng ngày là điều rất bình thường nhưng với Trường Sa, rau xanh là loại thực phẩm rất khan hiếm vì điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, không phù hợp với các loại rau. Đặc biệt, vừa qua cơn bão số 16 quét qua Trường Sa đã phá hỏng nhiều dàn trồng rau, đất sản xuất nông nghiệp ít ỏi lại bị nhiễm mặn nên thực phẩm, nhất là rau lại càng lâm vào tình trạng khan hiếm!..”-ông Sơn chia sẻ.

Các loại phân bón cũng được chuyển tới Trường Sa

“40 tấn nông sản thực sự vẫn chưa là gì so với nhu cầu thực tế của quân dân trên quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, của ít, lòng nhiều, chúng tôi muốn góp một phần công sức vào việc giúp đỡ quân dân Trường Sa, để khoảng cách giữa đảo xa và đất liền thêm nối gần nhau hơn. Đây cũng là góp phần xây dựng hậu phương vững chắc cho tiền đồn đảo khơi!..”-ông Nguyễn Công Thừa chia sẻ.

Thu hoạch bưởi đưa tới Trường Sa
Xe đông lạnh chở nông sản chuẩn bị xuất phát xuống quân cảng Cam Ranh

 

Xem thêm
Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm