| Hotline: 0983.970.780

52 dự án tranh tài chung khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật

Thứ Sáu 03/02/2023 , 19:28 (GMT+7)

TP.HCM 52 dự án không chỉ gắn với khoa học tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới giải quyết các vấn đề xã hội thực tế tại TP.HCM, mà còn thể hiện tính nhân văn cao.

Để vào được vòng chung khảo cấp Thành phố, học sinh phải 'tranh đấu' với các dự án khác của trường để đi tiếp vào vòng trong. Ảnh: TVG.

Để vào được vòng chung khảo cấp Thành phố, học sinh phải "tranh đấu" với các dự án khác của trường để đi tiếp vào vòng trong. Ảnh: TVG.

Sử dụng phần mềm “chống đạo văn” để chấm thi

Chiều 3/2, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đến ngày 28/1, Ban tổ chức Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp Thành phố năm học 2022-2023 đã nhận được 1.226 dự án từ 131 đơn vị, trong đó có 82 trường có cấp THPT, 49 trường THCS và 2 Trung tâm GDTX (năm học 2021 - 2022 có 887 dự án), với 999 dự án tập thể và 227 dự án cá nhân.

Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật đã chọn ra các dự án đạt giải và 52 dự án tham dự vòng chung khảo cấp Thành phố.

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp Thành phố năm học 2022 - 2023 sẽ diễn ra vòng chung khảo vào ngày mai (4/2) tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.

Tại đây, các thí sinh trình bày đề tài nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của Ban giám khảo. Các giám khảo chấm độc lập chọn ra 4 dự án trong số 52 dự án vào chung khảo để tham dự Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2022 - 2023.

Đại diện Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, cuộc thi năm nay có những điểm mới trong công tác tổ chức. Đơn cử như vòng sơ khảo, do chỉ chấm trên hồ sơ, áp dụng các giải pháp sau: sử dụng phần mềm “chống đạo văn”; chú ý cách thể hiện, các chỉ báo: sự phù hợp giữa kiến thức, trình độ học sinh với nội dung, phương pháp thực hiện; sự phù hợp, khoa học giữa các yếu tố thời gian, cơ sở vật chất, phương tiện nghiên cứu; cách thức thể hiện việc nghiên cứu; so sánh đối chiếu dự án dự thi với các nghiên cứu trước đó và giữa các dự án cùng đề tài; sự đảm bảo của Ban giám hiệu nhà trường về dự án dự thi của học sinh; xác minh tính trung thực qua việc trao đổi trực tiếp với giáo viên  hướng dẫn và học sinh.

Ở vòng chung khảo cấp Thành phố, nội dung phỏng vấn của ban giám khảo với học sinh được chú trọng. Các câu hỏi của ban giám khảo sẽ giúp học sinh thể hiện được rõ nét năng lực của bản thân. 

Cuộc thi giúp học sinh bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học, biết vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống.

Dự án Giải pháp hỗ trợ giáo viên, phụ huynh trong việc điều chỉnh nhận thức cho trẻ tự kỷ thông qua phương pháp dạy học thực nghiệm 'Awakening consciousness' và 'dế mèn phiêu lưu kí' của học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu (Bình Thạnh) vào vòng Chung khảo. Ảnh: TVG.

Dự án Giải pháp hỗ trợ giáo viên, phụ huynh trong việc điều chỉnh nhận thức cho trẻ tự kỷ thông qua phương pháp dạy học thực nghiệm "Awakening consciousness" và "dế mèn phiêu lưu kí" của học sinh Trường THPT Trần Văn Giàu (Bình Thạnh) vào vòng Chung khảo. Ảnh: TVG.

Cơ hội để học sinh có những sản phẩm sáng tạo giúp ích xã hội

Gần 50% số lượng đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi, thể hiện sự quan tâm rất lớn của thế hệ trẻ với các vấn đề tâm lý lứa tuổi, hành vi trong cuộc sống đô thị hiện nay.

Các dự án khoa học xã hội và hành vi đã giúp tạo một nguồn dữ liệu đáng kể cho các ngành giáo dục, văn hóa xã hội, thông tin truyền thông… để có thể biết thêm các thông tin về thực tế giới trẻ nhằm có những định hướng kịp thời trong tương lai.

Nhóm đề tài theo định hướng chuyển đổi số của Thành phố như Hệ thống nhúng, Robot và máy thông minh, Hệ thống phần mềm…đã có sự thay đổi rõ rệt về chất lượng và số lượng, thể hiện được sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD-ĐT và sự nỗ lực của cơ sở trong hoạt động dạy học và hướng dẫn nghiên cứu khoa học.

Nhóm đề tài là thế mạnh của TP.HCM như Hóa sinh, Kỹ thuật y sinh, Hóa học, Khoa học vật liệu,… thể hiện được những bước tiến đáng kể, các đề tài được các nhà khoa học đánh giá cao, thể hiện sự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo của thầy và trò khi tham gia các dự án.

Cuộc thi giúp học sinh có cơ hội gắn kết với các môi trường xã hội (doanh nghiệp, viện nghiên cứu, địa phương, …), là cơ hội để học sinh có những sản phẩm sáng tạo giúp ích xã hội.

Cuộc thi năm nay được các đơn vị đầu tư về chất lượng, quy trình nghiên cứu của học sinh ngày một chuẩn hóa nên chất lượng các dự án ngày một được nâng cao. Học sinh biết vận dụng kiến thức các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Từ đó, sáng tạo các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống. Điều đáng ghi nhận ở các dự án nghiên cứu là đa số đều xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn.

Các dự án không chỉ gắn với lĩnh vực khoa học tự nhiên, ứng dụng công nghệ mới mà còn thể hiện tính nhân văn cao khi hướng tới các sản phẩm chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; các dự án tìm hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội gần gũi lứa tuổi, gắn với thực tế tại TP.HCM, như: Định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT TP.HCM; Thiết bị tích hợp trí tuệ nhân tạo hỗ trợ giao tiếp hai chiều cho người điếc câm; Mô hình tự động hóa tại cảng Tân Cảng - Phú Hữu (TP.HCM); Giải pháp hỗ trợ giáo viên, phụ huynh trong việc điều chỉnh nhận thức cho trẻ tự kỷ; Mô hình trí tuệ nhân tạo dự đoán nguy cơ trầm cảm của học sinh THPT trên địa bàn TP.HCM; Phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ người khiếm thính giao tiếp; Các yếu tố tác động đến quá trình định hình bản sắc cá nhân của thanh thiếu niên tại TP.HCM...

Xem thêm
Kỷ luật ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét kỷ luật ông Võ Văn Thưởng

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.

Việt Nam - Nhật Bản tăng cường kết nối chuỗi cung ứng nông sản

Ngày 22/11, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty TNHH AEON TOPVALU Việt Nam.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Hơi ấm cộng đồng giúp người dân Lục Yên gượng dậy sau bão

Yên Bái Vượt qua những đau thương, mất mát do thiên tai càn quét, những ngày này chính quyền và người dân ở huyện Lục Yên đang gượng dậy khôi phục sản xuất, dựng lại nhà ở.