| Hotline: 0983.970.780

8 triệu liều vacxin phòng Covid-19 dự kiến về Việt Nam trong tháng 7

Thứ Sáu 02/07/2021 , 12:26 (GMT+7)

Khi vacxin phòng Covid-19 về Việt Nam nhiều hơn, có khoảng 19.000 điểm được triển khai trên toàn quốc để đảm bảo tốc độ tiêm chủng những tháng cuối năm.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp. Ảnh: BYT.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp. Ảnh: BYT.

Sáng 2/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Trưởng Ban Chỉ đạo chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo triển khai chiến dịch tiêm vacxin phòng Covid-19 năm 2021-2022.

Ông Nguyễn Thanh Long nêu rõ, Bộ Y tế đã và đang nỗ lực để có vacxin về Việt Nam ngày một nhiều, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Tuy nhiên, do nguồn cung khan hiếm vào thời điểm này, nên cao điểm vacxin về Việt Nam là quý 4/2021. Dự kiến trong tháng 7/2021 sẽ có khoảng 8 triệu liều vacxin về Việt Nam.

Để triển khai chiến dịch hiệu quả và đảm bảo chất lượng vacxin, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long lưu ý, tất cả các quy trình phải phối hợp chặt chẽ từ vấn đề bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm, ứng dụng công nghệ thông tin và cả công tác truyền thông cho chiến dịch.

Đặc biệt, vấn đề an toàn tiêm chủng theo ông Long, phải được đặt lên hàng đầu, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc “tiêm đến đâu, an toàn đến đó.

"Chúng ta cắt ngắn thủ tục hành chính, nhưng không được cắt ngắn quy trình chuyên môn, phải khám  sàng lọc chặt chẽ. Việc hoãn tiêm đối với những trường hợp chống chỉ định trong tiêm chủng phải làm chặt chẽ. Ngay từ bây giờ, phải lập danh sách đối tượng tiêm, để tiến hành sàng lọc xem đối tượng nào sẽ tiêm tại bệnh viện, đối tượng nào tiêm ở cơ sở y tế hay điểm tiêm lưu động.

Về mặt chuyên môn trong chiến dịch tiêm chủng phải đảm bảo an toàn tối đa. Tất cả các liều vacxin về đến Việt Nam phải được sử dụng hiệu quả, không được phép lãng phí một liều nào”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 triển khai với quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại TP.HCM, ngay sau khi tiếp nhận hơn 800.000 liều vacxin từ Bộ Y tế hôm 17/6. Ảnh: Nguyễn Thủy

Chiến dịch tiêm chủng vacxin phòng Covid-19 triển khai với quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại TP.HCM, ngay sau khi tiếp nhận hơn 800.000 liều vacxin từ Bộ Y tế hôm 17/6. Ảnh: Nguyễn Thủy

Cũng theo ông Long, chiến dịch tiêm chủng lần này có điểm khác là công tác điều hành mọi quy trình tiêm chủng được thực hiện trực tuyến (online), quản lý bằng công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp quản lý công khai, minh bạch mọi hoạt động tiêm chủng.

“Một điểm tiêm có bao nhiêu liều vacxin được phân bổ về, bao nhiêu người tiêm, còn lại bao nhiêu liều phải quản lý chặt chẽ. Cùng đó việc theo dõi chặt về nhiệt độ bảo quản vacxin nhằm đảm bảo chất lượng với vacxin được quan tâm sâu sát chặt chẽ. Đây chính là lý do ban Chỉ đạo lập tiểu ban quản lý chất lượng vacxin”, Bộ trưởng Long thông tin.

Dự kiến có khoảng 19.000 điểm tiêm và số lượng có thể thay đổi để phù hợp với thực tiễn.

TS Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, để phục vụ chiến dịch tiêm chủng, Ban Chỉ đạo đã quyết định trưng dụng 8 kho lạnh thuộc Quân khu Thủ đô và 7 Quân khu vùng để thực hiện chức năng bảo quản vacxin. Các kho này đều đảm bảo yêu cầu về chuyên môn.

Vấn đề chuẩn bị vật tư, dây chuyền lạnh nhân lực cho tiêm chủng là rất cần thiết, do đó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng lưu ý các địa phương cần có kế hoạch cụ thể về các nội dung này.

Đối với các cơ sở tiêm chủng cần phải tuân thủ giãn cách, có thể tiêm theo khung giờ để đảm bảo an toàn phòng chống dịch và thực hiện hiệu quả quản lý tiêm chủng bằng công nghệ.

Về vấn đề đảm bảo an toàn tiêm chủng, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng đề nghị các địa phương ngay từ bây giờ phải kiện toàn các đội cấp cứu cơ động để sẵn sàng hỗ trợ các điểm tiêm khi cần. Cơ sở điều trị tổ chức tiêm cho đối tượng cần theo dõi đặc biệt như có bệnh nền…

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tạo môi trường thuận lợi hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp

Cần Thơ Xuất phát từ nông nghiệp, chuyển qua nghiên cứu, sản xuất… vòng tuần hoàn khép kín đã tạo nên những ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo gắn với thực tiễn thị trường.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm