| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Người nuôi cá tra... kiệt sức!

Thứ Sáu 27/06/2008 , 13:00 (GMT+7)

Chỉ đạo “nóng” nhất của Chính phủ là phải tháo gỡ ngay những ách tách trong tiêu thụ cá tra. Nhưng thực tế người nuôi cá tra ở ĐBSCL đã kiệt sức, họ không còn đủ kiên nhẫn để chờ các Bộ, ngành "ra tay".

ĐBSCL: Vẫn thiếu lực “giải cứu” cá tra
ĐBSCL: Cá tra ngắc ngoải chờ... vốn
“Bơm” ngay vốn cứu cá tra

Giá cá giảm, giá thức ăn- thuốc thú y tăng

Gần một tháng qua, bà Lê Thị Đào, ở ấp Thới Bình B, xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ chạy đôn chạy đáo khắp các tỉnh, thành An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ để hỏi bán 6 hầm cá tra trên 620 tấn. Dù đã gõ của hàng chục DN chào bán giá rẻ nhưng đều bị từ chối. Để đầu tư nuôi 6 hầm cá, gia đình bà Đào đã cầm cố tất cả đất đai, nhà cửa cho ngân hàng. Cá đã đến hạn xuất nhưng không bán được, vẫn phải bỏ tiền mua thức ăn, thuốc thang chăm sóc. Trong khi đó, tất cả các đại lý bán cám, thuốc thú y thủy sản, đại lý xăng dầu... đều không cho người nuôi mua chịu nữa.

Hơn 2 tháng trước, bà Đào đi vay "nóng” cũng không ai dám đầu tư cho người nuôi cá. Bao nhiêu tiền, vàng... dành dụm, gia đình bà Đào tiếp tục đổ hết vào con cá. Tiền thì hết, cá thì không bán được, bà Đào phải vay tiền, vàng của họ hàng trong nhà. Đến nay, gia đình bà đã ôm một cục nợ gần 3 tỷ đồng, cá chưa bán được một ngày, bà lại phải tốn thêm vài chục triệu tiền thức ăn, thuốc men, nhân công.

Cá tra quá lứa hay chưa tới lứa nông dân vẫn chấp nhận bóp bụng bán

Bà Đào mếu máo: “Bây giờ, giá cá chỉ còn 13.800 đồng/kg, tính ra đã lỗ khoảng 1.800 đồng/kg, bán cho DN để vớt vát chút nào hay chút đó, vậy mà vẫn chưa có người mua, hết đường sống rồi chú ạ”.

Đây là năm đầu tiên ông Lê Văn Mau, ở khu vực Thới Thạnh, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ quyết định chuyển trên 4.000m2 đất trồng nhãn sang nuôi cá tra. Ông cho biết: “Tôi nợ ngân hàng gần 3 tỉ đồng rồi. Cá dưới hầm của tôi đã được khoảng 0,9 – 1,1 kg/một con. Bình thường cho ăn khoảng 1 tấn thức ăn/ngày, giờ chỉ còn 750kg thôi nhưng giá thức ăn, thuốc thú y thủy sản... lại tăng vùng vụt". Tương tự như ông Mau, tại phường Thới An, quận Ô Môn, hơn hai tuần nay, nhiều hầm cá tra đã bị chủ nuôi bỏ đói, hoặc cho ăn cầm chừng.

Ông Nguyễn Ngọc Hai, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thới An, quận Ô Môn (TP. Cần Thơ), được Cty TNHH Hùng Vương (Tiền Giang) ký kết hợp đồng mua 1.600 tấn cá tra với giá 15.500đồng/kg, nhưng đầu tháng 8/2008, phía Cty Hùng Vương mới bắt cá. Cách HTX không xa, tình cảnh của ông Phạm Văn Đông, Đào Văn Ngưng đang cực kỳ khó khăn: do phải trả tiền mặt khi mua thức ăn, nuôi cá tra hơn tuần nay đã bị bỏ đói.

Hết tiền mua cám, cho cá ăn bèo

Ông Bùi Hữu Trí, Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ, một trong những nguyên nhân khiến giá cá tra ở ĐBSCL biến động lớn chính là do sự khủng hoảng chung của thị trường tài chính, sau khi được nhà nước cho cho phép vay vốn, các DN thuỷ sản vẫn "cò quay" để mua được giá rẻ. Theo Hiệp hội Thủy sản Cần Thơ, với giá bán hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL, bán cá tra giá từ 13.800 – 14.000 đồng/kg, nông dân vẫn còn thua lỗ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Nếu tình trạng ách tắc về đầu ra cho cá nguyên liệu kéo dài, có ít nhất 60% người nuôi cá tra bị thua lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản.

Nông dân buồn bã bên hầm nuôi cá tra

An Giang là địa phương có số DN mua cá tra nhiều nhất hiện nay. Trong đó, các đơn vị như Nam Việt, Agifish, Cửu Long, Việt An mua 2.000-3.000 tấn/ngày. “Các DN trên địa bàn An Giang đã hoạt động hết công suất” - ông Phan Văn Danh, Chủ tịch Hội Nghề cá An Giang nhận định. Nhiều DN chỉ ký hợp đồng mua cá tra với giá 13.800 đồng/kg nhưng lượng nông dân đăng ký bán vẫn vượt khả năng thu mua của DN.

Vấn đề bức xúc nhất là giá thức ăn càng ngày càng tăng, trong khi cá tra đang rớt giá. Hiện nay giá thức ăn khoảng 9.000 đồng/kg, tăng hơn tuần trước 300 đồng/kg. Hầu hết người dân nuôi con cá tra đã kiệt sức. Hết tiền mua thức ăn, họ cố tìm cách bán cá sớm chừng nào hay chừng nấy, bởi nợ ngân hàng ngày càng tăng cao.

Trong tháng qua, số lượng nông dân “xếp hàng” ở các DN chờ bán cá càng đông. Điển hình chưa đầy 6 giờ sang ngày 25/6 có hàng chục chủ nuôi cá tra đến đứng trước Cty Nam Việt – An Giang đợi kêu bán cá.

Ông Trần Văn Be ở ấp Hoà An, xã Hoà Lạc, huyện Phú Tân - An Giang cho biết: Hầm cá tra 40 tấn của tôi quá lứa hơn một tháng qua, kêu bán mà không có DN nào ngó ngàng, tiền thì hết sạch trong nhà, không dám chạy vay nợ thêm sợ lâm vào cảnh thêm nợ. Nên hầm cá tra 40 tấn này nếu có bán được với giá 14.000 đồng/kg thì lỗ khoảng 300 triệu đồng. Mấy ngày qua tôi thấy cá đói quá tội nghiệp nên vớt lục bình cho vào ao, cá đói ăn thấy ham. Không chỉ có cá tra quá lứa, cá tra chưa tới lứa, nông dân cũng đăng ký bán tuốt cho DN thuỷ sản.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.