| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

Thứ Sáu 03/05/2024 , 16:15 (GMT+7)

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Trong 10 năm trở lại đây, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn ra khốc liệt, đặc biệt vào những năm 2015-2016, 2019-2020 và 2023-2024 với tần suất nhiều và xâm nhập sâu hơn.

Tại chương trình tọa đàm “ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn” do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức, ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng đánh giá, tình hình hạn mặn năm 2023-2024 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cao hơn so với năm 2023 và trung bình nhiều năm trước, diễn biến kéo dài, không theo quy luật. 

Chương trình tọa đàm 'ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn' do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Ảnh: KT.

Chương trình tọa đàm "ĐBSCL cần giải pháp chủ động sống chung lâu dài với hạn mặn” do Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức. Ảnh: KT.

Những năm trước, mùa hạn mặn thường bắt đầu vào tháng giêng trên các tuyến sông Hậu, khi chân triều thấp sẽ có nước ngọt về. Năm nay, mùa cao điểm của hạn mặn vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch, tuy đã có sự xuất hiện của chân triều thấp nhưng vẫn chưa hết mặn. Theo dự báo, hiện nay hạn mặn vừa qua giai đoạn đỉnh điểm, dù có xu hướng giảm dần, độ mặn vẫn ở mức cao và gay gắt.

Trải qua 2 kỳ hạn mặn lịch sử 2015-2016 và 2019-2020, quan điểm chỉ đạo của tỉnh Sóc Trăng đã có sự thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với biến đổi khí hậu. Cụ thể, khi Bộ NN-PTNT cảnh báo về tình hình hạn mặn, địa phương đã xây dựng kịch bản ứng phó với từng tình huống thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho rằng để vượt qua ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đòi hỏi phải tích trữ được nguồn nước. Ảnh: KT.

Ông Phạm Tấn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng cho rằng để vượt qua ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn đòi hỏi phải tích trữ được nguồn nước. Ảnh: KT.

Đồng thời, địa phương đã tăng cường công tác quan trắc môi trường, thông tin diễn biến tình hình hạn mặn rộng rãi đến người dân, nhằm giúp bà con có bước chuẩn bị và ứng phó kịp thời.

Ông Đạo cho rằng, để vượt qua ảnh hưởng của hạn mặn đòi hỏi cả chính quyền các cấp và người dân địa phương cùng nhau tích trữ nước. Theo đó, ngành thủy lợi đã tiến hành nạo vét kênh, mương trữ nước; vận động các hộ dân tận dụng kênh rạch, ao, hồ giữ nước để sử dụng khi cần thiết.

Ngành nông nghiệp đưa ra nhiều giải pháp bảo vệ an toàn vùng sản xuất và năng suất cho trên 182 nghìn ha trà lúa vụ đông xuân, trong đó trên 9.400 ha sạ muộn nằm ngoài kế hoạch.

Về giải pháp thủy lợi, hiện các công trình ngăn mặn khu vực ven Nam sông Hậu, thuộc địa bàn huyện Kế Sách vẫn chưa được khép kín. Do đó, Bộ NN-PTNT có chính sách hỗ trợ xây dựng dự án kiểm soát nước bờ Nam sông Hậu như âu thuyền Rạch Mọp, các cống từ thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú đến thị trấn An Lạc Thôn, huyện Kế Sách. Theo tiến độ, âu thuyền Rạch Mọp đang được xây dựng, các công trình khác cũng chuẩn bị thi công. 

Âu thuyền Rạch Mọp đang được xây dựng. Ảnh: KT.

Âu thuyền Rạch Mọp đang được xây dựng. Ảnh: KT.

Trong khi các công trình thủy lợi chưa được hoàn thiện, ngành chức năng địa phương khuyến cáo bà con nông dân thực hiện tốt các biện pháp ngăn mặn truyền thống như xây dựng công trình thủy lợi, bờ bao quy mô cấp xã, ấp, hộ gia đình. Thời gian qua, các công trình ngăn mặn đa cấp này đã hỗ trợ bà con vùng chuyên canh cây ăn trái như huyện Kế Sách tránh mặn, trữ ngọt, chống triều cường hiệu quả.

Với tinh thần vào cuộc sớm, dù hạn mặn cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng nhờ thực hiện tốt công tác dự báo, các công trình thủy lợi đã được đầu tư phát huy hiệu quả cũng như sự nỗ lực, chủ động triển khai các giải pháp ứng phó của địa phương. Đến nay, hạn mặn trong mùa khô 2023-2024 chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh.

Riêng việc cấp nước sinh hoạt, tỉnh Sóc Trăng cơ bản duy trì tốt nguồn nước sạch cấp cho người dân. Tuy nhiên, tại một số khu vực đang xảy ra tình trạng thiếu nước cục bộ vào một số thời điểm. Chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp, huy động lực lượng dẫn nước sạch đến với người dân.

Xem thêm
Việt Nam, Hàn Quốc hợp tác trong tăng trưởng xanh, giảm phát thải

Nhân dịp Hội nghị WEF Đại Liên 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ủy ban trung hòa carbon và tăng trưởng xanh Hàn Quốc Kim Sang-Huyp.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

Những công trình thủy lợi 'già nua'

Sau hàng chục năm vận hành, đến nay nhiều công trình thủy lợi ở Hà Nội đã xuống cấp khiến công tác quản lý, vận hành khó khăn.

Tác giả của 'quả bom bán bản quyền giống' nói về truyền thông chân chính

Lúc tôi sang trường, PGS.TS Nguyễn Thị Trâm tất tả từ đồng về, mặt lo âu: 'Cô đang cho gặt dòng mẹ đóng bao chờ chở về nhưng gặp mưa sẽ phải hong đây'.

Bình luận mới nhất