| Hotline: 0983.970.780

1.900 tỷ vẫn chưa đến tay ngư dân…

Thứ Ba 29/07/2008 , 08:00 (GMT+7)

Giá xăng dầu tăng trong khi ngư dân vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ xăng dầu. Vậy lỗi tại ai? NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Đình Yên, Phó Cục trưởng Cục Khai thác & bảo vệ NLTS (Bộ NN - PTNT) xung quanh vấn đề này...

Ông Hoàng Đình Yên, Phó Cục trưởng Cục Khai thác & bảo vệ NLTS (Bộ NN - PTNT)Ông Yên cho biết, hiện cả nước có 28 tỉnh được Chính phủ phê duyệt hỗ trợ tàu cá cho ngư dân, trong đó Khánh Hoà, Đà Nẵng, Hải Phòng được Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí (còn 50% ngân sách tỉnh), TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu dùng ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%, các tỉnh còn lại được TW hỗ trợ 100%. Cụ thể đợt đầu năm 2008 Chính phủ đã tạm ứng 70% kinh phí cho các tỉnh với tổng số tiền là 1.906 tỷ đồng. Đứng đầu danh sách hỗ trợ là Kiên Giang 118,4 tỷ, Bình Định 103 tỷ, Thanh Hoá 73,4 tỷ...Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có Khánh Hoà và Đà Nẵng giải ngân được 1,2 tỷ đồng.

Như vậy còn hơn 1.900 tỷ đồng vẫn chưa đến tay ngư dân?

Một số tỉnh mới báo cáo sơ bộ số lượng tàu cá gửi lên TW xin hỗ trợ, chứ chưa kịp thẩm định hồ sơ hỗ trợ ngư dân. Cụ thể người dân phải làm các thủ tục kê khai theo quy định, được xã xác nhận rồi tập hợp hồ sơ gửi huyện thẩm định và phê duyệt. Sau đó UBND huyện sẽ gửi danh sách về Kho bạc, niêm yết công khai, thông báo lịch giải ngân. Do các địa phương làm thủ tục hồ sơ chậm nên đến giờ ngư dân vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ.

Việc tăng giá xăng dầu có ảnh hưởng đến ngư dân?

TIN LIÊN QUAN

Theo thống kê đến tháng 6/2008, VN có khoảng 15.500 tàu 90CV trở lên, trong đó 30% số tàu đã nằm bờ. Đợt tăng giá xăng dầu lần này khiến các chủ tàu càng khó khăn hơn cho dù được hỗ trợ.

Theo ông, chính sách hỗ trợ tàu cá hiện nay có gì bất cập?

Điều bất hợp lý là tàu dưới 40CV được hỗ trợ 20 triệu/năm (nghĩa là các loại tàu nhỏ từ 5 - 6CV cũng được hỗ trợ), trong khi đó tàu trên 90CV chỉ được 30 triệu. Tôi nói ví dụ tàu 500CV mức tiêu hao nhiên liệu gấp 50 lần tàu 5CV, trong khi tàu 5 CV được hỗ trợ 20 triệu/năm, còn tàu 500CV cũng chỉ được hỗ trợ có 30 triệu. Đây là chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ ngư dân nghèo là chủ yếu.

Một thực tế đang diễn ra là các địa phương đã làm thủ tục cho cả tàu 5 - 6CV (có khi là thuyền thúng lắp máy để đánh bắt gần bờ) được hỗ trợ 20 triệu/năm theo quy định. Loại tàu này chỉ tốn vài lít dầu/buổi đánh bắt. Trong khi Nhà nước yêu cầu giảm lượng đánh bắt gần bờ bằng cách giảm tàu nhỏ. Nhưng địa phương làm thủ tục hỗ trợ cho tàu 5 - 6CV thì chắc chắn lượng tàu nhỏ sẽ tăng đột biến.

Nếu địa phương đăng ký thừa số tàu thuyền được hỗ trợ thì sẽ xử lí ra sao?

Như tôi đã nói ở trên, Chính phủ mới chỉ tạm ứng 70% số tiền hỗ trợ các tỉnh. Sẽ không có chuyện đăng kí thừa, bởi lượng tàu thuyền chưa làm thủ tục hỗ trợ còn rất nhiều. Việc điều chỉnh bổ sung hỗ trợ cho ngư dân, Chính phủ sẽ phải tăng tổng mức hỗ trợ lên đến khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.

TRƯỜNG GIANG (thực hiện)

Bạc Liêu: Hơn 850 phương tiện nằm trong diện được hỗ trợ nhiên liệu

Theo thống kê của ngành thủy sản Bạc Liêu, số tàu thuyền của ngư dân nằm trong diện được hỗ trợ là hơn 850 phương tiện, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ trên 20 tỷ đồng. Nhưng hiện nay do hồ sơ của các chủ phương tiện không đầy đủ theo qui định, còn nhiều chủ phương tiện chưa nhận được tiền hỗ trợ. THANH TIỀN

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm