| Hotline: 0983.970.780

Hạt gạo Việt đã xuất hiện nhiều nhất trên bàn ăn nước nào trong quý I?

Chủ Nhật 28/04/2024 , 07:00 (GMT+7)

Gần 30 nước trên thế giới đã nhập khẩu lượng gạo lớn từ Việt Nam. Trong đó, có quốc gia nhập khẩu tới cả triệu tấn, trị giá nhiều trăm triệu USD.

Như NNVN đã thông tin, ngày 26/4, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN-PTNT cùng UBND TP Cần Thơ tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tiếp theo.

Tại hội nghị, dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, trong quý I, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay với gần 2,2 triệu tấn, kim ngạch hơn 1,4 tỷ USD. Trong đó, giá trung bình gần 654 USD/tấn, tăng 17,6% về lượng, 45,5% về kim ngạch và tăng 23,6% về giá so với cùng kỳ 2023.

Trước đó, trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 8,1 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỷ USD, tăng hơn 14% về lượng và tăng hơn 35% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn, tăng hơn 18% so với mức bình quân của năm 2022.

 

Mục tiêu xuất khẩu 7,4 triệu tấn gạo "trong tầm tay"

Nhận định tình hình thị trường gạo thế giới trong năm 2024, ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho biết, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 – 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn. Trong khi đó, tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, theo dự báo, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo năm nay.

Trong khi đó, một đánh giá từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy, nguồn cung gạo toàn cầu dự báo sẽ không còn dồi dào, khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu là Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước, còn 132 triệu tấn.

Đồng thời, các thị trường gạo lớn khác như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu. Và đây là cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, năm 2024, dự kiến Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7,4 triệu tấn gạo. Trong đó, lượng gạo hàng hóa cho xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2024 ước 4,38 triệu tấn và 6 tháng cuối năm trên 3 triệu tấn.

Thứ trưởng Nam khẳng định, hiện nay sản lượng lúa đạt khoảng 43 triệu tấn, tương đương khoảng 20 triệu tấn gạo. Con số này hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu.

"Hạt ngọc" Việt Nam trên các bàn ăn thế giới

Trong quý I vừa qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam được đánh giá là tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm, có nhu cầu lớn về sản lượng. Vị thế hạt gạo Việt ngày càng khẳng định, khi được các đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng quốc tế ưa chuộng.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong quý 1, có gần 30 quốc gia nhập khẩu lượng lớn gạo từ Việt Nam, được ghi nhận với sản lượng từ hơn 43 tấn tới cả triệu tấn, đạt 1,26 tỷ USD; chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Nguồn: số liệu từ Tổng cục Hải quan

Nguồn: số liệu từ Tổng cục Hải quan

Đơn cử, tại thị trường Philippines, với sản lượng hơn 1,01 triệu tấn, trị giá gần 649 triệu USD, riêng quốc gia này đã chiếm tới 46,4% tổng lượng và 45,5% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Trước đó, trong năm 2023, Philippines cũng là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với khối lượng đạt hơn 3,1 triệu tấn, trị giá 1,75 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 38,5% về lượng và 37,5% về trị giá. Dữ liệu từ Cục Công nghiệp Thực vật Philippines (BPI) cho thấy, năm 2023, Việt Nam là thị trường cung cấp gạo lớn nhất vào Philippines, chiếm tới 84% tổng nhập khẩu

Đứng thứ hai là Indonesia với sản lượng xuất khẩu đạt hơn 445 nghìn tấn, trị giá hơn 285 triệu USD, tăng mạnh gần 200% về lượng, tăng 308,8% kim ngạch và tăng 36,4% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Trong năm 2023, xuất khẩu gạo sang thị trường Indonesia đạt mức cao kỷ lục trong 12 năm với gần 1,2 triệu tấn, kim ngạch 640,2 triệu USD, tăng đột biến gấp 9,8 lần về lượng và tăng 10,9 lần về kim ngạch so với năm trước.

Đồng thời, Indonesia đã trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam trong năm 2023, chiếm 14,3% tổng khối lượng. Qua đó, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung gạo lớn thứ hai vào Indonesia, chỉ sau Thái Lan.

Ở vị trí thứ 3, trong quý I/2024, xuất khẩu gạo sang Malaysia đạt 98.917 tấn, trị giá hơn 61,5 triệu USD, tăng 28,8% về lượng, 60,6% kim ngạch và 24,7% về giá so với quý I/2023.

Như vậy, Malaysia vừa tạm thời vượt qua Trung Quốc, trở thành thị trường xuất khẩu thứ 3 của gạo Việt Nam. Bởi trong năm 2023, Trung Quốc là thị trường xếp ở vị trí này, với sản lượng đạt 917.255 tấn, trị giá 530,6 triệu USD.

Xem thêm
Bộ Công Thương đề ra 5 giải pháp hạn chế tác động của thuế đối ứng

Đa dạng thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực phòng vệ thương mại... là những điểm được Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài nhắc tới.

Cùng sinh viên kiến tạo con đường nông nghiệp hạnh phúc

THÁI NGUYÊN Ngày 2/4, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã ký kết hợp tác toàn diện với Tập đoàn Tân Long với nhiều nội dung nội dung quan trọng, hỗ trợ sinh viên phát triển.

VRG ký kết hợp tác với Becamex và VSIP trên nhiều lĩnh vực

VRG vừa cùng Becamex, VSIP ký thỏa thuận hợp tác ba bên phát triển các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, năng lượng sạch... trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Cổ phiếu khoáng sản Việt Nam tăng mạnh sau động thái thuế quan của Mỹ

Sau khi Trump công bố thuế quan mới, cổ phiếu các công ty khoáng sản Việt Nam tăng mạnh, tạo cơ hội và thách thức lớn cho ngành này.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Bí kíp 'chốt đơn' 20 lô đất/tháng của nhà môi giới tại Hải Phòng

Bí kíp 'chốt đơn' và cơ duyên đến với nghề môi giới bất động sản của anh Nguyễn Văn Sen khá tình cờ và thú vị trong 'một lần mua đất bị hớ'.

Bình luận mới nhất