| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hoá: Ngư dân không muốn... ra biển

Thứ Hai 25/02/2008 , 11:57 (GMT+7)

Ngư dân các tỉnh miền Nam đã ra khơi với mong ước “Khi đi buồm nhẹ cánh bay- Khi về ăm ắp, cá đầy trong khoang”. Thế mà ở Thanh Hoá, địa phương có bờ biển dài 102km, với 524 tàu thuyền đánh bắt xa bờ từ sau tết đến nay ngư dân vẫn "án binh bất động".

Dầu hoả và diezel tăng giá kỷ lục
Thanh Hoá: ''Bà hoả'' thiêu trụi 7 tàu cá của ngư dân

Ghi nhận ban đầu của chúng tôi tại các huyện Tĩnh Gia, Hậu Lộc, TX Sầm Sơn  cho thấy trước tết Mậu Tý ngư dân về ăn tết sớm hơn mọi năm. Có tàu về trước tết 1 tháng rưỡi và hiện vẫn còn “neo đậu bến xưa”. Điều đáng nói là ngoài những chủ tàu đã bỏ nghề đi làm ăn xa thì nay có nhiều vị thuyền trưởng cũng đang chuẩn bị bán tàu để trả nợ, đi làm nghề khác.

  Có mặt tại xã Quảng Tiến- TX Sầm Sơn, nơi có 251 tàu thuyền đánh bắt ngoài khơi, chúng tôi thấy không khí làm ăn đầu năm ở làng biển hết sức tẻ nhạt. Nói đúng hơn là ngư dân không mặn mà ra biển. Thôn Tân Lập có 300 hộ dân, với gần 1.400 nhân khẩu, hơn 90% hộ tham gia nghề đánh bắt hải sản xa bờ. Nữ trưởng thôn Nguyễn Thị Nguyền bùi ngùi nói: “Vốn vay đầu tư cho tàu thuyền và công cụ đánh bắt những năm trước cứ lãi mẹ đẻ lãi con đến giờ chưa giải ngân được. Toàn xã dư nợ ngân hàng trên 55 tỷ đồng thì riêng thôn này là 7 tỷ đồng”.

Chứng kiến cuộc họp của thôn Tân Lập bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn đối với nghề đi biển, chủ tàu Ngô Văn Chí bày tỏ: “4 năm lại nay, nghề cá đối với ngư dân Quảng Tiến xuống dốc rất mạnh. Ngư dân Trung Quốc thành thạo hơn khi tiến hành khai thác trên biển, nhất là cách đánh bắt giã đáy đã ngốn hết số lượng cá nguồn. Chính vì thế sản lượng đánh bắt hàng năm của ngư dân Quảng Tiến giảm mạnh. Thêm vào đó chi phí đầu tư lớn, thiên tai khắc nghiệt, giá cả biến động, tình hình an ninh trên biển khá phức tạp”.

Trao đổi với NNVN, ông Hoàng Văn Truyền - Phó Chủ tịch UBND TX Sầm Sơn cho biết: “Khó khăn lớn nhất là phương tiện của ngư dân quá cũ kỹ, lạc hậu, trình độ tay nghề đánh bắt thấp kém rất nhiều so với các tỉnh bạn, nhất là nước bạn Trung Quốc. Bên cạnh đó tính bảo thủ, chậm đổi mới phương thức đánh bắt của ngư dân tồn tại đã nhiều năm”.

Còn anh Nguyễn Văn Châu thì bức xúc nói: “Hơn 10 năm làm nghề, tôi thấy gần đây tình trạng chủ tàu dùng mìn, bộc phá, giã điện đánh bắt cá rất phổ biến. Điều này ảnh hưởng đến an ninh trên biển, an toàn khi lao động, nhất là nguồn cá sẽ bị cạn kiệt”.

Có một điểm chung mà tất cả các ngư dân mong muốn là được ngân hàng gia hạn nợ, đồng thời tiếp tục cho vay thêm để đầu tư. Chứng kiến hàng trăm tàu thuyền đậu ở cảng cá dọc bờ biển Sầm Sơn lúc này mới thấu hiểu vô vàn khó khăn của ngư dân. Hàng ngàn ngư dân vùng biển Sầm Sơn chờ đợi những chuyến tàu ra khơi, cập bến an toàn và mang nhiều tôm, cua, mực, cá về. Cả cuộc đời họ sống nương nhờ vào biển cả. Số phận của các thuỷ thủ cứ lênh đênh trôi nổi theo con nước vơi đầy.

Đi dọc bờ biển Quảng Tiến, chúng tôi bắt gặp ánh mắt xa xăm của các cụ già và những cái nhìn ngơ ngác của lũ trẻ trên bãi cát với những con tàu chơ vơ, cháo váo ngoái nhìn ra đại dương.

 Ông Nguyễn Văn Châu thổ lộ: “Nhà tôi mắc nợ ngân hàng 200 triệu đồng, mỗi tháng trả 2,3 triệu đồng tiền lãi. Suốt 4 năm ròng, tôi chưa trả được một đồng gốc nào cả. Ngoài ra còn vay mượn của các cá nhân và nợ chủ dầu xấp xỉ 80 triệu đồng nữa. Trong khi đó 4 năm qua, số tiền mà tôi làm ra được từ nghề đi biển chỉ vỏn vẹn 9,2 triệu đồng. Riêng gì tôi đâu, các anh đi cùng đây mỗi nhà cũng vài ba trăm triệu đồng nợ lãi ngân hàng”.

Lê những bước chân có vẻ nặng nhọc trên bãi cát, chủ tàu Nguyễn Văn Tư bấm đốt ngón tay hạch toán: “Trước năm 2005, chi phí cho mỗi chuyến ra khơi từ 10 đến 15 triệu đồng thì một năm còn dư dật 7-9 triệu đồng. Bây giờ chi phí từ 40-60 triệu đồng thì cứ 15 tàu ra khơi có 14 tàu trở về lỗ, may ra có 1 tàu hoà vốn. Những năm trước, phải giáp tết chúng tôi mới về. Sau đó mùng 3, mùng 4 tết lại ra khơi. Nhưng năm nay, cuối tháng 11 chúng tôi đã cập bến và ngoài giêng mới ra khơi. Ở thôn đã có 40 gia đình bán tàu để trả nợ, kiếm việc làm khác thay thế”. Ông Tư còn cho hay, nhà anh Nguyễn Văn Đông, cùng thôn sau khi bán tàu được 195 triệu nhưng trả chưa hết nợ vì anh Đông vay ngân hàng 230 triệu đồng.

Xem thêm
Ấn Độ được dự báo xuất khẩu 18 triệu tấn gạo trong năm 2024 - 2025

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo Ấn Độ sẽ vẫn là nước xuất khẩu hàng đầu trên thị trường gạo thế giới bất chấp những hạn chế xuất khẩu trước đó.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Hải Phòng khởi công dự án sản xuất vật liệu phân hủy hơn 2 nghìn tỷ

Đây là một trong những sự kiện quan trọng nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 69 năm ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ 2024.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm