| Hotline: 0983.970.780

Cận cảnh vụ khai thác đất trái phép 'rúng động' tại huyện Triệu Sơn

Thứ Sáu 03/05/2024 , 16:21 (GMT+7)

Nhiều quả đồi bị đục khoét nham nhở tại huyện Triệu Sơn trong nhiều năm, thế nhưng chính quyền địa phương không có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn.

Khu vực khai thác trộm tiếp giáp với nghĩa trang xã Thọ Tân vừa bị chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Ước tính khối lượng đất khai thác đất trái phép lên tới hàng nghìn m3. Ảnh: Quốc Toản.

Khu vực khai thác trộm tiếp giáp với nghĩa trang xã Thọ Tân vừa bị chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Ước tính khối lượng đất khai thác đất trái phép lên tới hàng nghìn m3. Ảnh: Quốc Toản.

Liên quan tới vụ việc "Trộm đất hoành hành làm biến dạng nhiều quả đồi lớn", ngày 23/4/2024, UBND xã Thọ Tân (Triệu Sơn, Thanh Hóa) tiếp tục lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Anh Phương (thị trấn Triệu Sơn, Thanh Hóa) về hành vi tự ý hạ thấp độ cao, làm biến dạng thửa đất khi chưa được sự đồng ý của chính quyền địa phương.

Theo UBND xã Thọ Tân, ông Phương đã thực hiện hành vi múc đất trên diện tích gần 1.000m2 tại khu vực thuộc đồi 32, thửa đất số 3, tờ số 17.

Trước đó không lâu, ông Phương đã bị phạt số tiền 5 triệu đồng vì hành vi tự ý san múc đất, làm biến dạng thửa đất tiếp giáp khu vực trại gà thuộc một phần thửa đất số 130, tờ bản đồ số 17, bản đồ đo đạc năm 2011, diện tích vi phạm 450m2.

Một số quả đồi lớn cạnh đường dân sinh thôn 2, xã Thọ Tân bị khai thác nham nhở. Phần đất dưới chân đồi được san gạt làm nơi trồng sắn. Theo chính quyền địa phương, quá trình mở đường dân sinh, người dân đã tự ý bạt đồi, san lấp mặt bằng làm đường dân sinh. Ảnh: Quốc Toản.

Một số quả đồi lớn cạnh đường dân sinh thôn 2, xã Thọ Tân bị khai thác nham nhở. Phần đất dưới chân đồi được san gạt làm nơi trồng sắn. Theo chính quyền địa phương, quá trình mở đường dân sinh, người dân đã tự ý bạt đồi, san lấp mặt bằng làm đường dân sinh. Ảnh: Quốc Toản.

Theo quan sát của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam, tại khu đồi 32, ước tính khối lượng đất đã được khai thác lên tới cả nghìn m3 và được đối tượng thực hiện trong thời gian dài. Vị trí khai thác được khoét sâu, cắm sào dài khoảng 5m vẫn chưa chạm đáy. Chiều rộng vị trí khai thác tính từ hàng rào nghĩa trang tới điểm cuối khai thác khoảng 30m và kéo dài theo hướng vòng cung, tiếp giáp với đường dân sinh thôn 2.

Ngoài vị trí bị khai thác trái phép nêu trên, cạnh tuyến đường dân sinh thôn 2, cũng xuất hiện tình trạng đào bới đất nham nhở, sâu khoảng 2m, diện tích hàng trăm m2 để chôn lấp rác thải; Vị trí tiếp giáp với đường dân sinh dẫn vào khu dân cư xã Thọ Tân, tiếp giáp với khu vực Đồng Lớn (xã Dân Lực) xuất hiện hành vi bạt đồi, san lấp trái phép rộng cả nghìn m2. 

Đối với khu vực khai thác đất dọc tuyến đường thôn 2 như phản ánh của Báo Nông nghiệp Việt Nam trước đó, UBND xã Thọ Tân cho rằng, những năm trước, do tuyến đường dân sinh nhỏ hẹp, người dân đã tự ý thuê máy móc mở rộng đường.

Sự việc đã được UBND huyện Triệu Sơn kiểm tra, dừng thi công tuyến đường và xử lý trách nhiệm Chủ tịch UBND xã thời điểm đó. Tuy nhiên, việc mở rộng đường trước đây để lại một số vách moong nguy hiểm, đến nay, người dân tiếp tục tự ý xử lý các vách moong này để đảm bảo an toàn cho quá trình tham gia giao thông, đất sau xử lý được san bằng dưới chân đồi. 

Quả đồi bị san phẳng được tận dụng làm bãi trồng sắn, rộng hàng nghìn m2, chạy dọc đường dân sinh thôn 2. Ảnh: Quốc Toản.

Quả đồi bị san phẳng được tận dụng làm bãi trồng sắn, rộng hàng nghìn m2, chạy dọc đường dân sinh thôn 2. Ảnh: Quốc Toản.

Mặc dù hành vi khai thác, san lấp trái phép đất lâm nghiệp kéo dài nhiều năm nay, thế nhưng chính quyền địa phương không có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn. Một số đối tượng đã lợi dụng sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương, tiếp tục tái diễn hành vi vi phạm tại khu vực nói trên. 

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao việc khai thác được tổ chức rầm rộ, diễn ra công khai, kéo dài nhưng không được xử lý dứt điểm? Khối lượng đất bị khai thác trái phép sử dụng vào mục đích gì? Có hay không “lợi ích nhóm” để trục lợi bất hợp pháp tài nguyên khoáng sản? Tại sao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, cơ quan tham mưu, quản lý tài nguyên chưa được xem xét, làm rõ xử lý theo quy định pháp luật? 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nhiều bến xe 'bỏ thì thương, vương thì tội'

Tiền Giang Trong thời gian dài, bến xe thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) rất ít phương tiện ra vào đón khách, bốc dỡ hàng hóa, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.