Ông Phạm Hồng Hải, Chủ tịch UBND xã An Bình Tây cho biết, hiện xã có 3.311 hộ, với 9.753 nhân khẩu. Là một xã nông nghiệp kinh tế địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và buôn bán nhỏ.
Kết quả triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới” luôn được duy trì thực hiện thường xuyên, huy động được sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp và nhân dân. Tổng kinh phí xây dựng nông thôn mới đã thực hiện đạt trên 153,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách các cấp trên 108 tỷ đồng, còn lại vốn tín dụng, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân đóng góp đồng.
Qua đó, cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng đồng bộ, khang trang hơn. Toàn xã có 5 tuyến đường với tổng chiều dài hơn 16km, giai đoạn 2021 - 2025 đã xây dựng gần 12,4km, còn lại sẽ được đầu tư phân kỳ sau năm 2025. Hiện xã cũng đang nâng cấp tuyến ĐX.01 (tiến độ khoảng 30%), kinh phí 14,5 tỷ đồng. Đường liên ấp, xóm cũng được đầu tư xây dựng với tỷ lệ cứng hóa lần lượt là 54% và 100%.
Đầu tư thủy lợi được quan tâm thường xuyên, hơn 1.300ha diện tích đất gieo trồng cả năm thực tế được tưới, đạt 100%. Bên cạnh đó, tỷ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn, đạt trên 99,8%. Tỷ hộ lệ nghèo đa chiều của xã là 3,94%. Thu nhập bình quân đầu người vào cuối năm 2023 là 63,17 triệu/người/năm. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định, hệ thống chính trị được giữ vững ổn định, hệ thống chính trị được củng cố tăng cường.
Một số mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu ở An Bình Tây như, mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa ST24, ST25, OM18 ứng dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt theo hướng hữu cơ và công nghệ dây bay cơ giới hóa khâu gieo hạt, bón phân với quy mô diện tích 55 ha gồm 130 hộ trên địa bàn ấp An Lợi, An Phú. Ngoài ra còn có mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn với gần 1.000 hộ tham gia và mô hình hố thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.