| Hotline: 0983.970.780

An Giang cùng nông dân bảo vệ môi trường

Thứ Sáu 25/03/2016 , 14:03 (GMT+7)

Trong vụ ĐX 2015-2016, ngành nông nghiệp An Giang triển khai xây dựng mô hình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường” trên vùng trồng lúa. 

Sáng ngày 25/3, Chi cục BVTV An Giang phối hợp với Trung tâm BVTV Phía Nam và Cty CP Tập đoàn Lộc Trời tổng kết mô hình “Cùng nông dân bảo vệ môi trường vụ lúa ĐX 2015-2016” tại xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành – An Giang, với hơn 100 nông dân tham dự.

Nhằm nâng nâng cao nhận thức của nông dân trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nông nghiệp nói riêng, Chi cục BVTV An Giang đã thực hiện mô hình cùng nông dân bảo vệ môi trường lồng ghép với SX theo công nghệ sinh thái (CNST), đã giúp nông dân nâng cao kiến thức trong việc sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả, xử lý bao bì thuốc BVTV đúng qui định, góp phần cải thiện thu nhập, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt là môi trường nông nghiệp nông thôn an toàn, bền vững, thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới.

Ông Nguyễn Hữu An, Chị cục trưởng Chi cục BVTV An Giang cho biết: Mô hình đã triển khai 4 năm (từ vụ lúa ĐX 2012-2016)  trên cả rau màu và lúa, đã đem lại kết quả tốt là bảo vệ được môi trường sạch và thân thiện.

Đồng thời đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của bà con nông dân và chính quyền địa phương, giúp nông dân nâng cao nhận thức trong việc sử dụng thuốc BVTV, xử lý bao bì thuốc BVTV đúng qui định, bảo vệ môi trường, giảm thuốc trừ sâu, tăng lợi nhuận cho bà con nông dân. Đến nay đã thực hiện 4 mô hình, xây dựng 15 hố rác, có 164 nông dân tham gia, thực hiện thu gôm bao bì, vỏ chai thuốc BVTV là 1,3 tấn.

Trong việc canh tác lúa nông dân còn áp dụng CNST trong quản lý dịch hại kết hợp với bảo vệ môi trường thu gom bao vỏ bì thuốc BVTV như trồng các loài hoa như sao nhái, cúc, hướng dương, mè (vừng)… nhằm dẫn dụ thiên địch có lợi tấn công thiên địch có hại để bảo vệ mùa màng đồng nghĩa là hãn chế sử dụng thuốc BVTV trong mùa vụ.

Mặc dù hiệu quả của mô hình CNST thực tế được nhiều nhà khoa học và nông dân chấp nhận và ngày càng được ứng dụng rộng rãi (từ năm 2010 đến cuối năm 2015 các tỉnh ĐBSCL có trên 30.000 ha áp dụng. Riêng tại An Giang có 3.091 nông dân áp dụng với diện tích 2.368,9 ha SX theo CNST)...


Nông dân trong mô hình thu gom bao bi thuốc BVTV cho vào hố rác 

Theo ông An đánh giá, kết quả nhiều mô hình được triển khai trong tỉnh như tiết kiệm chi phí phun thuốc trừ sâu. Cụ thể ruộng mô hình phun 7 lần thuốc trừ sâu, trong khi ruộng đối chứng phun định kỳ 12 lần, từ đó giúp giảm chi phí SX, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng động và bảo vệ môi trường.

Mô hình giúp tăng lợi nhuận từ 2,5-3 triệu đồng/công (1.000 m2) đồng/ha và giảm giá thành sản xuất 80.000 đồng/công. Việc giảm chi phí SX chủ yếu do giảm thuốc trừ sâu và công phun xịt. Mô hình CNST trên lúa đã chứng minh hiệu quả thu hút thiên địch, làm đa dạng thanh phần thiên địch trên ruộng lúa.

Ông Đỗ Văn Vấn, Phó GĐ Trung tâm BVTV phía Nam cho biết: An Giang là tỉnh phát triển mạnh mô hình CNST nhiều năm qua đã được nông dân đồng tình tham gia. Hàng năm, ngành nông nghiệp tỉnh phát động thi đua khen thưởng cho nông dân tham gia canh tác lúa theo CNST.

SX lúa theo CNST là hướng đi bền vững giúp nông dân giảm chi phí SX, tăng năng suất, chất lượng và hạn chế ô nhiễm môi trường. Cần phải ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác lúa, từng bước hướng dẫn nông dân thực hiện nhiều giải pháp như san phẳng mặt ruộng, tưới tiết kiệm, giảm giống, phân bón hóa học, thuốc BVTV.

Cụ thể hóa giải pháp canh tác lúa trên nền "1 phải 5 giảm" thành một quy trình cụ thể thống nhất để đảm bảo phát triển SX theo hướng bền vững, giảm ô nhiễm môi trường đồng ruộng mang tính công nghệ cao, hướng đến giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận đi vào thực tiễn và đời sống nông dân. Bên cạnh đó, nhằm quy chuẩn hóa cụ thể quy trình SX theo chất lượng VietGAP và GlobbalGAP.

Nông dân Lê Thành Chiến, ở ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành cho biết: “Từ khi tham gia vào CNST trong SX lúa và kết hợp xây hố chứa thuốc BVTV, tôi thấy môi trường trên đồng ruộng tốt hơn nhiều nhất là các vỏ bao bì thuốc BVTV không còn nằm la liệt trên đồng ruộng hay dưới kênh mươn. Còn trên đồng ruộng trở nên đẹp hơn đồng thời còn tiết kiệm hơn 800.000 đồng/ha/vụ.

Vụ ĐX vừa rồi, với diện tích canh tác 4 ha lúa, trồng các loại hoa dọc theo các tuyến bờ đê gồm sao nháy, đậu bắp, cúc và hướng dương, nhờ áp dụng chương trình “1 phải 5 giảm” nên hiệu quả tăng lên rõ rệt, năng suất mô hình có trồng hoa đạt 7,2 tấn/ha, cao hơn 0,3 tấn/ha so với ngoài mô hình, lợi nhuận gần 18 triệu đồng/ha. Trong khi đó ngoài mô hình chỉ hơn 15 triệu đồng/ha.

Xem thêm
Heo hơi tăng giá, người nuôi lãi 2 triệu đồng/tạ

BẾN TRE Heo hơi xuất bán tại chuồng ở huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre đang có giá từ 64 - 67 nghìn đồng/kg, tăng 4 - 7 nghìn đồng/kg so với cách đây 1 tháng.

Xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật rộng đường

TÂY NINH Ngày 18/5, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị.

Tập huấn giúp nông dân bớt mông lung về canh tác lúa giảm phát thải

CẦN THƠ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia triển khai tập huấn cho nông dân tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao về giải pháp kỹ thuật canh tác lúa giảm phát thải.

Tiền Giang tôn vinh nhiều trí thức tiêu biểu lĩnh vực khoa học và công nghệ

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nghiệm thu, kết thúc và trình ban hành quyết định công nhận 20 nhiệm vụ, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 10 nhiệm vụ.