| Hotline: 0983.970.780

An Giang xuất khẩu 18 tấn xoài keo đầu tiên đi Hàn Quốc

Thứ Hai 01/04/2024 , 16:30 (GMT+7)

An Giang Lô xoài xuất khẩu đợt này là 18 tấn xoài keo sang thị trường Hàn Quốc đã được HTX nông nghiệp Long Bình ký kết tiêu thụ với Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit.

Lô xoài xuất khẩu đợt này là 18 tấn xoài keo sang thị trường Hàn Quốc đã được HTX nông nghiệp Long Bình ký kết tiêu thụ với Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lô xoài xuất khẩu đợt này là 18 tấn xoài keo sang thị trường Hàn Quốc đã được HTX nông nghiệp Long Bình ký kết tiêu thụ với Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vừa qua, UBND huyện An Phú phối hợp với Sở NN-PTNT An Giang long trọng tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô xoài keo sang Hàn Quốc, đồng thời ký kết biên bản ghi nhớ phối hợp triển khai hỗ trợ nông dân trong sản xuất, liên kết và tiêu thụ xoài Keo.

Lô xoài xuất khẩu đợt này là 18 tấn xoài keo sang thị trường Hàn Quốc đã được HTX nông nghiệp Long Bình ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ với Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit. Ngoài ra HTX còn liên kết với Công ty Cổ phần Rau quả Thực phẩm An Giang (ANTESCO) trong việc tạo vùng nguyên liệu xoài keo phục vụ cho chế biến.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trang Công Cường, Chủ tịch UBND huyện An Phú cho biết: An Phú là huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang giáp với nước bạn Campuchia, được thiên nhiên ưu đãi về đất đai, khí hậu, nguồn nước, những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Phú phát triển cây ăn trái nhiệt đới.

Thời gian qua, chủ trương chuyển dịch đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và cây ăn trái của huyện đã phát huy hiệu quả. Hiện nay, tổng diện tích cây ăn trái toàn huyện đạt 2.061 ha, trong đó diện tích sản xuất xoài khoảng 1.860 ha, chiếm trên 90% diện tích cây ăn trái của huyện, tập trung chủ yếu ở các xã Khánh Bình, Khánh An, Phú Hữu và thị trấn Long Bình, với sản lượng trên 55.000 tấn/năm. Trong đó cây xoài keo  hiện có khoảng trên 300 ha và phát triển mạnh theo từng năm.

Hiện nay, diện tích xoài của An Phú sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đạt trên 600 ha, gồm 61 mã số vùng trồng và có vùng trồng xoài keo theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 365 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay, diện tích xoài của An Phú sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đạt trên 600 ha, gồm 61 mã số vùng trồng và có vùng trồng xoài keo theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 365 ha. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để trái xoài của huyện An Phú được xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Hàn Quốc… và chinh phục các thị trường khó tính khác, các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, HTX và người dân đã nỗ lực phấn đấu rất với quá trình hơn 10 năm đàm phán gian nan và đầy thử thách. Trái xoài phải đảm bảo nghiêm ngặt các yêu cầu khắt khe của đối tác như hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, côn trùng gây hại, truy xuất nguồn gốc, chiếu xạ…

Hiện nay, diện tích xoài sản xuất theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đạt trên 600 ha, gồm 61 mã số vùng trồng và có vùng trồng xoài keo theo tiêu chuẩn GlobalGAP với diện tích 365 ha tại xã Phú Hữu và Khánh An. Đặc biệt sản phẩm xoài keo của HTX nông nghiệp Long Bình được công nhận đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” 3 sao từ năm 2021.

“Thời gian tới, UBND huyện An Phú sẽ tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức và người dân sản xuất, sơ chế và thương mại sản phẩm xoài. Đẩy mạnh hỗ trợ việc xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, phát triển liên kết chuỗi giá trị bền vững, tiếp tục phát huy vùng sản xuất hiện có, đẩy nhanh tiến độ cấp mã số các vùng trồng còn lại để tăng sản lượng xuất khẩu trong thời gian tới. Đồng thời, phối hợp với các công ty xuất khẩu trái cây khảo sát thêm các vườn xoài khác để ký hợp đồng xuất khẩu”, ông Trang Công Cường nhấn mạnh.

Sở dĩ có tên gọi giống xoài keo là do giống này có xuất xứ từ tên Takeo, một tỉnh của Campuchia có trồng nhiều loại xoài này, tỉnh Takeo giáp với biên giới tỉnh An Giang của Việt Nam, nơi có điều kiện địa lý và khí hậu gần gũi và rất giống nhau nên khi đem về trồng giống xoài này phát triển và thích hợp rất tốt.

Trái xoài của huyện An Phú được xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Hàn Quốc… và chinh phục các thị trường khó tính khác trên thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trái xoài của huyện An Phú được xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Hàn Quốc… và chinh phục các thị trường khó tính khác trên thế giới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Huỳnh Thanh Minh, Giám đốc HTX nông nghiệp Long Bình ở huyện An Phú là đơn vị trực tiếp liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu 18 tấn xoài keo sang Hàn Quốc phấn khởi cho biết: Những năm gần đây xoài keo trồng trên địa bàn An Phú đã mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân, trung bình mỗi năm cho thu nhập hàng năm triệu đồng/ha, so ra cao hơn rất nhiều lần đối với trồng lúa.

Tuy nhiên nó chỉ là hiệu ứng tích cực tạm thời chưa mang lại hiệu quả bền vững. Năm 2017 HTX Nông nghiệp Long Bình ra đời với sứ mệnh xây dựng chiến lược phát triển bền vững trong chuỗi liên kết kinh tế hộ cho xoài keo nói riêng và cây ăn trái nói chung. Để xây dựng sản phẩm vùng miền gắn liền chuỗi cung ứng liên kết tạo thành sức mạnh sản xuất tiêu thụ xoài keo, HTX luôn tâm niệm đặt tiêu chuẩn chất lượng lên hàng đầu. Từ những ý niệm đó HTX quyết định xây dựng vùng xoài keo chất lượng hàng đầu khu vực ĐBSCL.

“Ngoài ra HTX còn xây dựng mã vùng trồng, mã vạch, truy xuất nguồn gốc, nhãn hiệu độc quyền… đặc biệt HTX sẽ chuyển tải những giá trị đến thành viên và người dân sản xuất xoài keo trên tinh thần "Chúng ta là người sản xuất chúng ta là người tiêu dùng", bước đầu chúng tôi đã gặt hái được nhiều thành công. Bằng chứng là chúng tôi chinh phục được các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Hàn Quốc, đồng thời đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương”, ông Huỳnh Thanh Minh, Giám đốc HTX nông nghiệp Long Bình khẳng định.

Đặc biệt sản phẩm xoài keo của HTX nông nghiệp Long Bình được công nhận đạt chứng nhận 'Sản phẩm OCOP' 3 sao từ năm 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt sản phẩm xoài keo của HTX nông nghiệp Long Bình được công nhận đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” 3 sao từ năm 2021. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Trong ngành hàng cây ăn trái, cây xoài được xác định là nhóm chủ lực với giá trị kinh tế cao, được định hướng chuyển đổi mạnh mẽ và đóng góp rất lớn cho tăng trưởng lĩnh vực trồng trọt. Đến thời điểm hiện tại tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh hiện có 19.700 ha, trong đó diện tích xoài gần 12.633 ha và cho sản lượng hơn 225 ngàn tấn/năm. Riêng huyện An Phú có diện tích trồng xoài lớn thứ hai của tỉnh, chỉ sau huyện Chợ Mới, nhưng với lợi thế về địa lý, địa phương có giống xoài keo ngon và chất lượng với diện tích hơn 1.860 ha, sản lượng hơn 30 ngàn tấn/năm, đóng góp rất lớn cho huyện và cả tỉnh. An Phú cũng đã có 350 ha xoài keo đạt tiêu chuẩn GlobalGAP đáp ứng được các thị trường ngoài nước.

Ngoài các định hướng hỗ trợ về mặt kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm xoài, thì việc liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm và liên kết sản xuất, tiêu thụ xoài theo chuỗi giá trị là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong việc thúc đẩy và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm trong thời gian qua.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ xoài theo chuỗi giá trị là một trong những ưu tiên hàng đầu của An Giang trong việc thúc đẩy và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ xoài theo chuỗi giá trị là một trong những ưu tiên hàng đầu của An Giang trong việc thúc đẩy và tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngành nông nghiệp An Giang đề nghị địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác mời gọi các công ty, doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ cây ăn trái trên địa bàn huyện, hỗ trợ các chủ thể tham gia đưa sản phẩm trưng bày tại các chương trình triển lãm, hội chợ... tổ chức trong và ngoài tỉnh nhằm quảng bá sản phẩm của địa phương đến người tiêu dùng, thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Ngoài ra tăng cường vận động nhà vườn tham gia vào kinh tế tập thể, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đẩy mạnh công tác quảng bá và kết nối thị trường và củng cố các HTX xoài, đặc biệt là HTX được công nhận GlobalGAP đi vào hoạt động hiệu quả. 

Ngành nông nghiệp An Giang khuyến khích các nhà vườn, thành viên HTX, tổ hợp tác phải tăng cường liên kết sản xuất với nhau để đảm bảo sản lượng xoài, có chất lượng đồng đều và an toàn thực phẩm, nhằm tiến tới liên kết với các công ty, doanh nghiệp thu mua.

Đẩy mạnh vận động, hướng dẫn cho người dân đổi mới quy trình sản xuất theo hướng an toàn, tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, sử dụng phân bón sinh học, hữu cơ vi sinh... giám sát, kiểm tra chặt chẽ dư lượng thuốc BVTV trên trái xoài. Đồng thời tăng cường sự liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các HTX, tổ hợp tác để tiêu thụ xoài loại 2, loại 3 làm giảm áp lực đáng kể lên xuất khẩu trái tươi để tiếp cận các thị trường xa, khó tính như Mỹ, châu Âu.

Xem thêm
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Thừa Thiên - Huế

THỪA THIÊN - HUẾ Ông Hoàng Đăng Khoa, Phó Tổng Biên tập phụ trách được Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập báo Thừa Thiên - Huế, kể từ ngày 1/11.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Khóa dược đầu tiên của Đại học Cửu Long nhận bằng tốt nghiệp

Vĩnh Long Ngày 1/11, Trường Đại học Cửu Long tổ chức lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho 141 sinh viên ngành dược hệ đại học chính quy, khóa 21.

Giấc mơ lớn trên lòng hồ sông Đà: [Bài cuối] Bán tôm cá 'bán' cả câu chuyện sông Đà

Để đảm bảo tính đa mục tiêu của vùng hồ thủy điện, Hòa Bình tập trung khai thác giá trị thương hiệu cá sông Đà, lấy du lịch làm 'đầu kéo' thủy sản lòng hồ.

Bình luận mới nhất