| Hotline: 0983.970.780

Tuyên án ông Đinh La Thăng và đồng phạm:

Án sơ thẩm 13 năm có phần nghiêm khắc, nhưng "cần thiết"

Thứ Hai 14/05/2018 , 07:01 (GMT+7)

Ngày 14/5, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ tuyên án phiên xử phúc thẩm vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản, xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và TCty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC). 

Theo Viện KSND cấp cao tại Hà Nội, “mức án 13 năm có phần nghiêm khắc với bị cáo Đinh La Thăng, nhưng đây là sự nghiêm khắc cần thiết”.

15-07-32_dinh_l_thng
Bị cáo Đinh La Thăng

Trong phần nói lời sau cùng tại phiên tòa, bị cáo Đinh La Thăng mong muốn HĐXX trên cơ sở chứng cứ, bào chữa của các luật sư, xem xét công tâm, khách quan, công bằng đối với tôi. Qua đó, tha thiết mong HĐXX xem xét cho tôi được chuyển tội danh từ tội Cố ý làm trái thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo ông Thăng, bản thân trong quá trình lãnh đạo PVN, trong quá trình triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, cũng như trong chỉ đạo, điều hành không bao giờ có ý nghĩ hay chỉ đạo cấp dưới cố ý làm trái, gây hậu quả, luôn hành động vì lợi ích của tập thể, vì lợi ích của tập đoàn, cao hơn là vì lợi ích của đất nước, không có tư lợi cá nhân.

Chính vì vậy, cựu Chủ tịch PVN không đồng tình với cáo buộc của Viện KS, cho rằng các diễn biến và tình tiết mới của phiên tòa không được Viện KS xem xét, đánh giá công tâm, khách quan: "Quan điểm của Viện KS không hề thay đổi, cập nhật so với cấp sơ thẩm. Hành vi nào cũng đổ lỗi cho một mình tôi chịu trách nhiệm, dù 6 cấp lãnh đạo, từ Chính phủ trở xuống nhưng tôi là người phải chịu hết" .

Ngoài việc khẳng định không cố ý làm trái, cựu Chủ tịch PVN cho rằng bản án sơ thẩm tuyên 13 năm tù, buộc bồi thường 30 tỉ đồng là quá nặng.

Tuy nhiên, tại phiên tòa này, đại diện Viện KS tiếp tục khẳng định, ông Thăng phạm tội theo Điều 165 BLHS (tội Cố ý làm trái) chứ không phải Điều 285 (tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng). Vị đại diện VKS cũng cho rằng có điều kiện áp dụng cho bị cáo Thăng tình tiết giảm nhẹ là “khai nhận hành vi phạm tội” (trước đây là điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS 1999 “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”). “Mức án 13 năm có phần nghiêm khắc với bị cáo nhưng đây là sự nghiêm khắc cần thiết”, đại diện Viện KS nói.

Đại diện Viện KS chỉ đề nghị xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN), Lê Đình Mậu (nguyên Phó trưởng Ban Kế toán và kiểm toán PVN), Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC), Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó tổng giám đốc PVC), Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh Văn phòng PVC) và Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó TGĐ PVC).

Riêng bị cáo Vũ Đức Thuận được đề nghị giảm nhẹ một phần hình phạt đối với tội Cố ý làm trái và giữ nguyên hình phạt đối với tội Tham ô tài sản.


PVN không xin giảm tội cho ông Đinh La Thăng

Tại phiên tòa, đại diện theo ủy quyền của PVN cho biết, ngày 27/4/2018, PVN có văn bản gửi các cơ quan chức năng, trong đó có HĐXX và TAND cấp cao tại Hà Nội, đề nghị xem xét thành tích, đóng góp của một số bị cáo nguyên là lãnh đạo của tập đoàn. Văn bản đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho 4 bị cáo Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Ninh Văn Quỳnh và Lê Đình Mậu. Văn bản của PVN không đề cập đến việc xin giảm nhẹ hình phạt cho cựu Chủ tịch PVN Đinh La Thăng.

 

Xem thêm
Hái trộm nửa tấn cà phê của chủ, hai anh em bị bắt

Gia Lai Được thuê đến vườn hái cà phê, hai anh em Đức và Việt đã lợi dụng lòng tin của chủ vườn, hái trộm gần nửa tấn cà phê đem giấu bán, lấy tiền tiêu xài.

Giảm án cho bị cáo Nguyễn Cao Trí trong vụ án Vạn Thịnh Phát

Tòa phúc thẩm giảm án cho Nguyễn Cao Trí trong vụ Vạn Thịnh Phát, ghi nhận khắc phục hậu quả nhưng hành vi chiếm đoạt tài sản vẫn gây thiệt hại nghiêm trọng.