| Hotline: 0983.970.780

Anh Mạnh cái gì cũng hiến!

Thứ Hai 27/04/2020 , 05:30 (GMT+7)

Trong làng, ngoài xã không mấy ai là không biết đến anh Mạnh ở thôn Vống Gốc Vải, xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội) vì sự hào hiệp khó ai có thể sánh bằng.

Anh Mạnh hiến hơn 1.000 mét vuông đất mở rộng đường. Ảnh: Hồng Đạt.

Anh Mạnh hiến hơn 1.000 mét vuông đất mở rộng đường. Ảnh: Hồng Đạt.

Trong suốt nhiều năm qua hễ khi nào thôn xóm cần đến sự giúp đỡ là anh luôn sẵn lòng đóng góp dù là công, của hay cả ngàn m2 đất…

Tâm sự về việc làm của mình, anh Nguyễn Văn Mạnh chủ một doanh nghiệp gạch năm nay mới 38 tuổi cho biết: “Là một người sống trên quê hương Vống Gốc Vải, tôi hiểu được khó khăn của một thôn miền núi đang trong quá trình phát triển. Cái gì cũng chờ đợi sự đầu tư của Nhà nước thì thường rất lâu mới có vì vậy mà tôi sẵn lòng hiến tiền, của để xây dựng các công trình trong thôn cũng như hiến đất”.

Từ suy nghĩ đến hành động của anh luôn luôn có sự nhất quán, suốt 5 năm trở lại đây, năm nào anh cũng ủng hộ tiền của để xây dựng các công trình trong thôn.

Đầu tiên là đường Mương có chiều dài 55 mét, khi lãnh đạo thôn ngỏ ý muốn xây dựng nó để thuận lợi cho việc tưới tiêu, sản xuất của bà con nhưng lại thiếu tiền anh nhận lời ngay, ra tay ủng hộ 4.000 viên gạch, xi măng, cát.

Tiếp đến khi thôn xây dựng cống thoát nước qua đường giao thông nội đồng anh cũng không nề hà ủng hộ 3.000 viên gạch xây, xi măng, sỏi cùng công xây dựng.

 Anh còn giúp thôn xây dựng nhà bếp bằng cách ủng hộ 25 triệu đồng hay thấy nghĩa trang nhân dân của thôn chưa có tường bao đã đề nghị được cho mình đóng góp. Bà con, lãnh đạo thôn đều đồng ý trước công việc nghĩa tình ấy.

Anh Mạnh không những chỉ ủng hộ 100 triệu đồng để xây tường bao xung quanh mà còn hiến hơn 300m2 đất vào đó để nó trở nên trang nghiêm hơn, rộng rãi hơn, đúng với tính chất của một nơi tâm linh, đầy thành kính.

Đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới, anh Mạnh đã không ngại ngần, tính toán chuyện thiệt hơn hiến trên 1.000 m2 đất để mở đường qua xóm.

Lý giải về chuyện này, anh cho biết: “Đoạn đường qua nhà tôi dài hơn 400m nhưng rất hẹp chỉ đủ cho một xe bò đi. Thấy mọi người qua lại phải chờ tránh nhau rất khổ, hàng hóa lưu thông gặp nhiều khó khăn nên tôi hiến đất để mở rộng nó từ chiều rộng 2m giờ lên 4- 5m…”.

Không chỉ ủng hộ việc xây dựng các công trình công cộng mà hễ lúc nào thôn có phong trào văn hóa, văn nghệ chỉ cần ới một tiếng là anh luôn sẵn sàng  ủng hộ, mỗi lần cỡ dăm ba triệu trở lên. Tổng số tiền mà anh Mạnh đã ủng hộ trong vài năm qua cho thôn tính đến nay đã vào khoảng 200 triệu đồng và đất là hơn 1.300 m2.

Không dừng lại ở đó, anh còn ấp ủ với tôi dự định rằng, sẽ ủng hộ cho thôn một nhà chuyên đốt các tấm ván thiên đã qua cải táng để cải thiện môi trường sống cũng như bê tông hóa một số tuyến đường đất, sỏi còn sót lại ở trong thôn.

Nhận xét về anh, ông Trần Ngọc Sơn, Trưởng thôn Vống Gốc Vải cho biết: “Đó là một tấm lòng thơm thảo vì quê hương, là người tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Anh là người biết làm giàu cho bản thân nhưng cũng luôn sẵn lòng ủng hộ hết mình cho cộng đồng, cho làng xóm”.

Còn ông Đỗ Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND xã thì thông tin, Minh Quang là địa phương miền núi có diện tích rộng, đời sống còn nhiều khó khăn nên chương trình xây dựng nông thôn mới nếu không có những con người như anh Mạnh đóng góp thì rất khó về đích.

Anh là một tấm gương tiêu biểu trên địa bàn, xã đã nhiều năm biểu dương, vừa qua Thành ủy Hà Nội còn nêu danh, khen thưởng…

Có thể nói, với việc làm chỉ cho đi mà không cần đền đáp, anh Mạnh thực sự đã là một Mạnh Thường Quân của xóm làng quê hương Vống Gốc Vải thân yêu.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm