| Hotline: 0983.970.780

Hội Nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 09/03/2020 , 10:24 (GMT+7)

Qua đó, Hội Nông dân đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo nên bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Nông dân sản xuất giỏi Huỳnh Văn Thành ở thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn) chăm sóc vườn trồng bưởi da xanh cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Phượng Nghi.

Nông dân sản xuất giỏi Huỳnh Văn Thành ở thị trấn Óc Eo (huyện Thoại Sơn) chăm sóc vườn trồng bưởi da xanh cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm. Ảnh: Phượng Nghi.

Những năm qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh An Giang đã tích cực vận động cán bộ, hội viên phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, đóng góp tiền, ngày công chung sức thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM. 

Song song với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các cấp Hội còn tích cực vận động hội viên tham gia xây dựng, tu bổ hệ thống thủy lợi, kiên cố kênh mương nội đồng, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, trạm y tế, nhà văn hóa theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Ba năm qua, Hội Nông dân tỉnh An Giang đã phối hợp tổ chức được 9.358 cuộc họp dân để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, với 5 triệu lượt nông dân tham dự.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thông qua phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng NTM”, các cấp Hội Nông dân đã vận động được trên 102 tỷ đồng và hơn 11.000 ngày công lao động.

Cùng với các địa phương cất mới, tu sửa cầu cống; bê tông hóa và rải cát chống lầy 1.185km lộ giao thông nông thôn, nạo vét hơn 970km kênh mương; cất và sửa chữa 349 căn nhà cho hội viên, nông dân.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh A Giang, ông Lê Hùng Cường, thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường, năm 2019, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ cho Hội Nông dân các xã NTM năm 2019 thực hiện 8 mô hình về thu gom rác thải, lắp đặt camera an ninh và đèn đường, với tổng kinh phí 200 triệu đồng (mỗi mô hình 25 triệu đồng).

Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của hội viên trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường nông thôn. Trong năm, Quỹ hỗ trợ nông dân của tỉnh đã giải ngân nguồn vốn cho vay trong kỳ được 49 dự án, số tiền 10,89 tỷ đồng với 291 hộ vay vốn. Trong đó, có 31 dự án trồng trọt (chiếm 63,3%); 11 dự án chăn nuôi (chiếm 22,4%); 7 dự án thủy sản (chiếm 14,3%).

Các cấp Hội đẩy mạnh thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Phong trào đã thu hút đông đảo hội viên tham gia, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp.

Tính đến cuối năm 2019, An Giang có 82.386 nông dân đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp xã là 53.486 nông dân (đạt 64,94%); cấp huyện là 20.244 nông dân (đạt 24,58%); cấp tỉnh 8.638 nông dân (đạt10,5%); trong đó có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả cho thu nhập lên tới vài trăm triệu đồng/năm.

Tuyến đường giao thông nông thôn ấp Vĩnh Thuận, xã Cần Đăng (huyện Châu Thành) do Chi hội Nông dân ấp vận động người dân tự nguyện trồng hoa cây kiểng. Ảnh: Phượng Nghi.

Tuyến đường giao thông nông thôn ấp Vĩnh Thuận, xã Cần Đăng (huyện Châu Thành) do Chi hội Nông dân ấp vận động người dân tự nguyện trồng hoa cây kiểng. Ảnh: Phượng Nghi.

“Nhằm nâng cao năng lực của nông dân trong phát triển sản xuất, các cấp Hội Nông dân đẩy mạnh tổ chức chuyển giao khoa học – kỹ thuật, cung ứng các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân sản xuất – kinh doanh và xây dựng các mô hình trang trại, phát triển nông nghiệp bền vững. Tập trung đẩy mạnh liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp thông qua các mô hình, như tổ hợp tác, hợp tác xã để tạo ra vùng sản xuất tập trung, tạo ra sản lượng đủ lớn, đảm bảo chất lượng và ổn định”, ông Cường nói.

Ngoài ra, Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hội viên, nông dân từng bước phát huy được hiệu quả. Đề án đang được triển khai cho các phòng, ban trực thuộc tỉnh Hội và các huyện, thị, thành Hội khai thác và sử dụng.

Hội Nông dân tỉnh A Giang đã xây dựng trang mạng Zalo Hội Nông dân nhằm kết nối và chia sẻ thông tin với lực lượng nông dân giỏi, hội viên, nông dân đã và đang phát huy hiệu quả. Qua đó, kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết cho hội viên, nông dân nhất là về giá cả thị trường, các chủ trương, chính sách có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

OCOP Nghệ An cần những mảng màu như Tứ Phương

Muốn phát triển thương hiệu OCOP vững bền đòi hỏi lượng và chất phải song đôi, xuyên suốt hành trình đã qua, Tứ Phương luôn xem đây là yêu cầu bắt buộc.