Mặt trời bị che khuất hoàn toàn trong hiện tượng nhật thực toàn phần nhìn từ thành phố Ternate trên đảo Maluku của Indonesia (Ảnh: AFP)
Mặt trời bị che khuất trên bầu trời Bali, Indonesia (Ảnh: Telegraph)
Một người đàn ông theo dõi nhật thực qua phim X-quang tại Jakarta, Indonesia (Ảnh: Telegraph)
Mặt trời dần bị che khuất nhìn từ Naypyidaw, Myanmar (Ảnh: Telegraph)
Sơ đồ đường đi của nhật thực (Ảnh: BBC)
Một nhiếp ảnh gia ở Singapore đã chụp lại được khoảnh khắc một máy bay bay ngang qua khi hiện tượng nhật thực một phần xảy ra ở Singapore. (Ảnh: Telegraph)
Trong khi đó, cũng giống như Nhật Bản, người xem ở Hong Kong khá thất vọng bởi thời tiết mây mù khiến hiện tượng nhật thực không rõ. (Ảnh: Telegraph)
Nhật thực một phần tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: Guardian)
Nhật thực tại Manila, Philippines. (Ảnh: Guardian)
Sáng sớm 9/3, hiện tượng nhật thực toàn phần và một phần đã xảy ra ở một số quốc gia Đông Nam Á và Thái Bình Dương.
Hiện tượng nhật thực diễn ra đầu tiên ở đảo Palembang của Indonesia và hiện đã đạt đến mức độ nhật thực toàn phần. Indonesia được coi là nơi lý tưởng nhất để ngắm nhật thực toàn phần nhưng hôm nay trời khá âm u.
Trong khi đó, hiện tượng nhật thực cũng bắt đầu diễn ra ở Singapore, quốc đảo Micronesia ở Thái Bình Dương và Darwin của Úc với những hình ảnh khá kỳ thú.
Những người Mỹ háo hức với hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đã lên chuyến bay từ Alaska đến Hawaii vào ngày 8/3 với hy vọng có thể chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần ở Indonesia, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Trong số 181 hành khách trên chuyến bay có Joe Rao, một nhà thiên văn học của Mỹ đã đặt vé của hãng hàng không Alaska Airlines từ mùa thu năm ngoái để đảm bảo rằng chọn được chỗ thích hợp có thể quan sát được nhật thực. Joe tỏ ra khá háo hức: “Đó là một sự trải nghiệm. Mọi ánh sáng bạn nhận được sẽ tập trung chỉ trong vài giây khi mặt trời bị che khuất hoàn toàn”.
Cũng có mặt trên chuyến bay là nhà thiên văn học Craig Small. Nếu mọi việc diễn ra như kế hoạch, đây sẽ là lần chiêm ngưỡng nhật thực thứ 31 của ông với thời gian tổng cộng là 100 phút. Để ghi lại dấu ấn nơi từng chiêm ngưỡng nhật thực, ông mang theo một lá cờ nhật thực đặc biệt làm năm 1972.
Hành khách trên chuyến bay còn có Dan McGlaun, người mang theo 200 cặp kính đặc dụng để phân phát cho các hành khách khác. Ông McGlaun là giám đốc dự án và điều hành trang web eclipse2017.org. Đây sẽ là lần chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần thứ 12 của ông. “Điều đó thật tuyệt diệu. Nó luôn là thế. Khi nhìn thấy nhật thực, bạn chắc chắn sẽ phải reo hò, hét lên và thậm chí bật khóc”, ông nói.
Nhật thực một phần diễn ra ở Perth, phía tây của Úc. (Ảnh: Guardian)
Nhật thực một phần ở Darwin được nhìn qua một chiếc kính hàn. (Ảnh: Guardian)
Người dân Jakarta ngắm nhật thực qua một tấm phim X-quang. (Ảnh: Guardian)
Nhật thực tại Darwin, Úc lúc 10h17 theo giờ địa phương. (Ảnh: Guardian)
Nhật thực tại Singapore ngày 9/3. (Ảnh: Guardian)
Nhật thực tại Singapore ngày 9/3. (Ảnh: Guardian)
Nhật thực tại quốc đảo Micronesia ở Thái Bình Dương. (Ảnh: Guardian)
Nhật thực toàn phần ở Indonesia. (Ảnh: Guardian)
Người dân ở Jakarta, Indonesia chiêm ngưỡng nhật thực. (Ảnh: Guardian)
Hình ảnh nhật thực đầu tiên tại đảo Palembang của Indonesia. (Ảnh: Guardian)
Bầu trời tại Palembang ngay trước thời điểm nhật thực. (Ảnh: Guardian)
Người dân Indonesia đổ xô chờ chiêm ngưỡng nhật thực. (Ảnh: Guardian)