| Hotline: 0983.970.780

Áp lực kiểm soát lạm phát tăng vào cuối năm

Thứ Tư 03/08/2022 , 20:36 (GMT+7)

Bộ Tài chính nhận định, Chương trình phục hồi của Chính phủ sẽ kích thích nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân trong nửa cuối năm 2022.

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặt mục tiêu hàng đầu trong ổn định kinh tế vĩ mô năm 2022 là lạm phát.

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặt mục tiêu hàng đầu trong ổn định kinh tế vĩ mô năm 2022 là lạm phát.

Bộ Tài chính nhận định, từ nay đến cuối năm, mặt bằng giá sẽ biến động phức tạp, khó lường, nhất là giá các mặt hàng mang tính chiến lược như năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất. Những áp lực này cộng thêm nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể khiến lạm phát tăng.

Một yếu tố nữa được chỉ ra trong nửa cuối năm, đó là các gói trong Chương trình phục hồi của Chính phủ sẽ được triển khai. Ngoài việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, chúng sẽ gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát do tổng cầu phục hồi tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân tăng lên sau một thời gian dài bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng chỉ ra một số yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá. Hiện hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới chú trọng thắt chặt chính sách tiền tệ để ưu tiên kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát ở các nước được kiểm soát, áp lực từ môi trường bên ngoài có thể giúp kiểm soát lạm phát trong nước. Kỳ vọng lạm phát được neo giữ tốt hơn.

Nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường trong nước hiện dồi dào. Bộ Tài chính, Thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá cam kết phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để kịp thời nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ đưa ra các giải pháp sát thực tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%.

Trước đó, vào đêm 27/7, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã nâng lãi suất thêm 0,75%. Ngay sau đó, ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh thời gian gần đây.

Tại Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với lãnh đạo vào ngày 28/7, nhằm đưa ra những đối sách phù hợp cả trước mắt lẫn lâu dài. Trong đó, Thủ tướng chỉ rõ với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam (quy mô xuất nhập khẩu tương đương 200% GDP), một biến động nhỏ ở bên ngoài có thể tác động lớn đến trong nước.

Trên tinh thần đó, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên số một hiện tại là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, chống suy thoái, thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng trước, tăng 3,59% so với tháng 12/2021 và tăng 3,14% so với tháng 7/2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%.

Trong tháng 7/2022, trừ nhóm giao thông có chỉ số giá giảm mạnh (-2,85%), còn lại 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước. Cụ thể: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+1,37%), Văn hóa, giải trí và du lịch (+0,79%); Nhà ở và vật liệu xây dựng (+0,49%); Đồ uống và thuốc lá (+0,39%), May mặc, mũ nón, giày dép (+0,32%), Thiết bị và đồ dùng gia đình (+0,32%), Thuốc và dịch vụ y tế (+0,05%), Bưu chính viễn thông (0,26%), Giáo dục (+0,2%), Hàng hóa và dịch vụ khác (+0,43%).

Dù giá xăng dầu trong nước giảm từ 6.000 - 7.000 đồng/lít trong tháng 7/2022, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có biến động tăng, trong đó có giá thịt lợn, thịt gia cầm, thủy hải sản tươi sống.

Xem thêm
Làng nghề làm khô cá đồng Tân Châu tất bật vào vụ Tết

An Giang Sản phẩm từ làng nghề làm khô cá đồng tại Tân Châu ngày càng được mở rộng kênh tiêu thụ thông qua thương mại điện tử, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam cảnh báo lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đưa ra cảnh báo người dân về hiện tượng mạo danh Tập đoàn lừa đảo tuyển dụng nhân sự trên mạng xã hội.

Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: Mục tiêu trở thành quỹ xã hội hàng đầu

Trong giai đoạn 2025-2034, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VTVV) đặt mục tiêu dẫn đầu về chăm sóc sức khỏe học đường, bảo vệ trẻ em và phát triển phụ nữ.

Hà Nội sắp đưa vào sử dụng gần 6.000 căn nhà ở xã hội

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, gần 6.000 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn 2024 - 2025.