| Hotline: 0983.970.780

Ba mươi giảng viên IPM sẵn sàng 'xuống ruộng' cùng với nông dân

Thứ Sáu 02/10/2020 , 15:45 (GMT+7)

Các giảng viên đã hoàn thành khoá học lớp giảng viên IPM trên cây lúa vụ thu đông 2020, sẵn sàng truyền đạt kiến thức về IPM, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân.

Ngày 2/10, tại Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam diễn ra buổi lễ tổng kết khoá đào tạo giảng viên IPM (TOT IPM) trên cây lúa vụ thu đông 2020 nhằm tổng kết, đánh giá những kết quả đạt được của khóa đào tạo.

Ông Lê Văn Thiệt (phải) và ông Đỗ Văn Vấn (trái) trao chứng nhận hoàn thành khoá học cho các học viên. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Văn Thiệt (phải) và ông Đỗ Văn Vấn (trái) trao chứng nhận hoàn thành khoá học cho các học viên. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam cho biết: Chương trình đào tạo giảng viên IPM được triển khai lần đầu tiên vào năm 1992 ở tại Trung tâm BVTV phía Nam với 35 học viên đầu tiên. Từ năm 1993 – 1996, các khoá học đào tạo ước tính trên 3.000 giảng viên. Các giảng viên này đã tập huấn hàng ngàn lớp FFS cho hàng triệu nông dân tham gia. Từ đó, góp phần đáng kể trong việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu, tăng cường kiến thức cho nông dân bảo vệ sản xuất.

Qua 105 ngày học tập các học viên đã tiếp cận nhiều kiến thức mới so với trước đây, đủ khả năng tập huấn cho nông dân, hỗ trợ kỹ thuật ở địa phương.

Từ đó đến nay, công tác đào tạo giảng viên IPM không được thực hiện xuyên suốt đầy đủ, dẫn đến thiếu hụt nguồn giảng viên rất lớn. Đến nay, sau 28 năm lớp giảng viên IPM mới chính thức quay trở lại với việc đào tạo 30 giảng viên đầu tiên. Việc mở lại TOT IPM đây là việc rất kịp thời để củng cố nguồn nhân lực để đáp ứng đề án IPM của Bộ NN-PTNT giai đoạn 2015-2020.

Bên cạnh đó, khoá học cũng đáp ứng được lượng kiến thức để giảng viên IPM có thể đứng lớp để tập huấn, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật, truyền lại kiến thức cho nông dân thông qua các lớp FFS, giúp nông dân thay đổi nhận thức, không còn quá lệ thuộc vào thuốc BVTV. Từ đó, sản xuất an toàn và có lợi nhuận cao hơn.

Các học viên học thực tế ngoài đồng ruộng. Ảnh: Minh Đảm.

Các học viên học thực tế ngoài đồng ruộng. Ảnh: Minh Đảm.

Anh Nguyễn Văn Khang, công tác tại Chi cục Trồng trọt và BVTV An Giang cho biết: “Qua lớp học TOT IPM năm nay, tôi cảm thấy kiến thức được nâng cao. Bên cạnh đó, học thực tế ngoài đồng ruộng, nhà lưới, phòng thí nghiệm nên tôi cảm thấy tự tin hơn, kỹ năng chuyển giao thông tin tốt hơn. Hiện nay, biến đổi khí hậu ngày càng theo chiều hướng bất lợi, lớp học cũng huấn luyện để sản xuất theo hướng hiệu quả kinh tế hơn. Nếu như nông dân được tiếp cận những kỹ thuật này thì môi trường cũng được đảm bảo hơn”.

Nhận thấy sự cần thiết của nguồn giảng viên IPM tại địa phương, trong khi lượng giảng viên được tiếp cận còn ít ỏi nên nhiều đại biểu kiến nghị Cục BVTV tiếp tục tổ chức các lớp TOT IPM trên cây lúa và mở rộng sang các loại trái cây, rau màu khác.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV thành phố Cần Thơ kiến nghị: “Tại Chi cục có nguồn nhân lực là 115 người, hiện chỉ mới được 2 học viên tham gia lớp học nên khả năng phổ biến kiến thức tới nông dân còn hạn chế. Vì vậy, kiến nghị Cục BVTV mở thêm các lớp TOT IPM trên cây lúa. Đối với cây ăn trái, thời gian đầu tư dài, do vậy rất cần thiết mở lớp IPM trên cây ăn trái để giảm thiểu rủi ro cho bà con nông dân”.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục BVTV. Ảnh: Minh Đảm.

Ông Lê Văn Thiệt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật 

Hiện nay, Cục đang kiến nghị hỗ trợ chi phí để mở thêm các lớp TOT IPM trên cây lúa. Đồng thời cũng sẽ tái khởi động lại các lớp IPM trên cây ăn trái, rau màu. Các quy trình IPM trên cây ăn trái nhất là cây có múi đã có sẵn. Hiện nay, chỉ cần có được nguồn kinh phí Cục sẽ cho cập nhật thêm một số nội dung mới là có thể tái khởi động.

Xem thêm
Báo chí phải phản ánh hào khí và sức vươn lên của dân tộc

Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với báo chí cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng là 500.000 đồng

Bộ LĐ-TB-XH đề xuất kể từ ngày 1/7, mức trợ cấp hưu trí xã hội là 500.000 đồng cho người từ đủ 75 tuổi trở lên không có lương hưu.

Trường Sơn: Hương tóc, hương rừng

Những ngày cuối năm, đồng bào PaKô, Vân Kiều thôn Trăng – Tà Puồng, mang a chói (gùi) sau lưng, lũ lượt vào rừng hái bồ kết đem về phơi khô, bán cho thương lái...