| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang khốn khổ vì dòng kênh lợn chết đổ về từ Thái Nguyên

Chủ Nhật 12/05/2019 , 18:44 (GMT+7)

Từ đầu tháng 4/2019 đến nay, hiện tượng lợn chết trôi dạt từ địa phận tỉnh Thái Nguyên qua kênh N3 và mắc kẹt tại khu vực cầu kè Gia Tư, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang khiến người dân khốn khổ.

>>> Quy trình chuẩn chôn lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi thế nào?

Xác lợn chết mắc kẹt tại khu vực cầu Gia Tư, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.

Sau khi báo NNVN có bài “Chống dịch như Bắc Giang khác gì... rắc dịch”, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã kiểm tra một số địa phương ở Bắc Giang và chỉ đạo khắc phục những bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Tại khu vực cầu kè Gia Tư, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến mục sở thị hàng chục xác lợn chết mắc cạn tại hàng rào ngăn rác giữa lòng kênh N3. Đây là địa điểm giáp ranh giữa huyện Hiệp Hoà và huyện Phú Bình (Thái Nguyên).

Mùi thối của xác lợn chết khiến người dân khu vực xung quanh ám ảnh.

Ông Dương Quang Thể, người được chính quyền địa phương hợp đồng vớt xác lợn tại khu vực cầu Gia Tư cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây, rất nhiều xác chết từ địa phận huyện Hiệp Hoà (cách đó khoảng 1 km) đổ về. Nhưng, số lượng lợn chết tăng đột biến từ khoảng đầu tháng 4/2019.

“Ngày nào tôi cũng vớt cả tấn động vật, cá biệt vào ngày 6/5 vừa rồi tôi phải vớt hơn 4 tấn lợn chết”, ông Thể cho biết.

Mặc dù từ ngày 2/5, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hoà và Chủ tịch UBND huyện Phú Bình đã làm việc để phối hợp thu gom, tiêu huỷ xác lợn chết. Huyện Phú Bình thống nhất sẽ đẩy mạnh tuyên truyền để bà con không vứt xác lợn ra sông, kênh mương... Đồng thời lập các hàng rào chắn rác tại từng xã để thu gom xác lợn. Tuy nhiên, đến nay huyện Phú Bình vẫn chưa lập các hàng rào chắn rác.

Rất hiếm người có đủ dũng khí để bước qua cây cầu tạm mắc kẹt xác lợn chết.
Nhiều xác lợn chết trong tình trạng thối rữa.

Những xác lợn trương phềnh, thối rữa ngày ngày vẫn tiếp tục dồn về khu vực cầu Gia Tư của xã Hoàng An, gây nguy cơ lây lan nhanh dịch bệnh.

Mặc dù lợn chết được vớt lên để chôn ở khu vực gần đó. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, công tác tiêu huỷ lợn chưa được đơn vị chức năng thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Cụ thể, hố tiêu huỷ (hình ảnh dưới đây) đã chứa xác lợn chết trong vòng 20 ngày, nhưng không hề được lấp kín miệng. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, gieo rắc mầm bệnh cho khu vực xung quanh.

Hố tiêu huỷ không được che, lấp kín để khống chế nguồn lây lan bệnh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: Tình trạng trên đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không được xử lý kịp thời, điều đó cho thấy chính quyền địa phương thực hiện phòng, chống dịch chưa tốt. Tỉnh Bắc Giang phải có văn bản đề nghị tỉnh Thái Nguyên phối hợp trong công tác thu gom, tiêu huỷ lợn chết vì dịch bệnh, không thể để tình trạng nguy hiểm này tiếp diễn.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến (bên trái) yêu cầu lãnh đạo huyện Hiệp Hoà nhanh chóng làm việc với huyện Phú Bình (Thái Nguyên) để thu gom triệt để xác lợn trôi trên sông, kênh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến một lần nữa khẳng định: Địa phương nào không làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh theo các văn bản, chỉ thị của Chính phủ, của Bộ NN-PTNT thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh.

 

Tại cuộc họp trực tuyến công tác phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi diễn ra vào ngày mai (13/5), Bộ NN-PTNT sẽ báo cáo Chính phủ những địa phương chưa thực hiện tốt công tác chống dịch, từ đó chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, hạn chế.

Vợ chồng ông Dương Quang Thể không có dụng cụ bảo hộ chuyên dụng trong quá trình vớt xác lợn chết vì dịch bệnh.

 

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm