| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Tăng trưởng kinh tế đứng đầu 13 tỉnh, thành ĐBSCL

Thứ Tư 29/12/2021 , 15:13 (GMT+7)

Bạc Liêu Năm 2021, toàn ngành nông nghiệp đạt mức tăng trưởng 4,45%, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt 5,05%, đứng đầu 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc L:iêu. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc L:iêu. Ảnh: Trọng Linh.

Năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của tỉnh Bạc Liêu đều tăng so với cùng kỳ, toàn ngành đạt mức tăng trưởng 4,45%, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh đạt trên 5,%, đứng đầu trong 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Ngành nông nghiệp tiếp tục giữ vai trò là “trụ đỡ” quan trọng trong phát triển kinh tế chung của tỉnh.

Trước đó, bước vào đầu năm 2021, sản xuất nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu được dự đoán sẽ gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh tả heo Châu Phi và đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Song với sự nỗ lực phấn đấu của toàn ngành nông nghiệp và nhân dân nên tỉnh Bạc Liêu đã chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn, điều tiết nước đạt kết quả rất tốt, cơ bản bảo vệ được diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

Tỉnh Bạc Liêu xác định thủy sản là một trong những thế mạnh kinh tế mũi nhọn, chiếm 58% trong cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp nên tiếp tục được đầu tư phát triển. Trong năm 2021, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 414.400 tấn.

Bạc Liêu xác định thủy sản vẫn là thế mạnh kinh tế mũi nhọn, chiếm 58% trong cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp, chiếm 21% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ảnh: Trọng Linh.

Bạc Liêu xác định thủy sản vẫn là thế mạnh kinh tế mũi nhọn, chiếm 58% trong cơ cấu sản phẩm ngành nông nghiệp, chiếm 21% cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ảnh: Trọng Linh.

Đặc biệt, năm 2021 nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được phát triển, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao, cho năng suất tăng từ 10-15 lần so với nuôi tôm thông thường. Trong chuyển dịch cơ cấu, mô hình canh tác tôm - lúa đều tăng qua từng năm về diện tích, năng suất và giá trị gia tăng. Đây là mô hình phát triển bền vững, lợi nhuận cao hơn 15 - 30% so với độc canh cây lúa.

Năm 2021, diện tích gieo trồng lúa trong năm là trên 191.000 ha đạt trên 101% kế hoạch, sản lượng thu hoạch 1.222.319 tấn, đạt trên 105% kế hoạch. Đặc biệt đã thực hiện Kế hoạch phát triển giống lúa ST24 và ST25 bước đầu có kết quả khả quan. Tỉnh đang xây dựng mô hình sản xuất lúa an toàn theo quy trình hữu cơ, áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa, xây dựng thương hiệu lúa thơm, tôm sạch. Triển khai xây dựng mô hình thâm canh giống lúa thơm mới BLR 413 tiến tới công nhận lưu hành giống lúa thơm mang thương hiệu Bạc Liêu.

Hiện tại, tỉnh Bạc Liêu có 49/49 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 8 xã đang thực hiện quy trình thẩm định cấp tỉnh. Ngoài ra, đang thẩm tra 3 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện Phước Long và thành phố Bạc Liêu đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Thị xã Giá Rai và huyện Vĩnh Lợi đã trình Trung ương thẩm định.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 68 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP, trong đó có 52 sản phẩm đạt 3 sao và 16 sản phẩm đạt 4 sao. Đã tổ chức họp Hội đồng thẩm định cấp tỉnh, thẩm định đánh giá công nhận thêm 23 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Lũy kế đến cuối năm 2021 toàn tỉnh có 91 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Xem thêm
Quốc hội miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chiều 2/5, Quốc hội thống nhất miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.