| Hotline: 0983.970.780

Ai làm biến dạng hành lang thoát lũ sông Hồng?

Khi chính quyền làm ngơ trước sai phạm

Thứ Hai 14/09/2020 , 07:10 (GMT+7)

Tại Hưng Yên, một số chủ bãi vật liệu xây dựng sử dụng đất bãi sông Hồng và chính quyền địa phương có hiện tượng “nhờn” luật.

Trưa ngày 8/9/2020, bãi tập kết vật liệu xây dựng của công ty Cổ phần Cát Lợi Việt Nam vẫn hoạt động, dù đang trong mùa mưa bão. Ảnh: Phạm Hạnh.

Trưa ngày 8/9/2020, bãi tập kết vật liệu xây dựng của công ty Cổ phần Cát Lợi Việt Nam vẫn hoạt động, dù đang trong mùa mưa bão. Ảnh: Phạm Hạnh.

Sai phạm dai dẳng, không bị xử lý

Trong mùa mưa bão, các bãi tập kết vật liệu xây dựng phía ngoài đê tả sông Hồng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phải được di dời. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp đã phớt lờ chỉ đạo của tỉnh và các cơ quan chức năng, ngang nhiên hoạt động.

Tại bãi tập kết vật liệu xây dựng của Công ty Cổ phần Cát Lợi Việt Nam có khoảng 4-5 người đàn ông đang ngồi uống nước. Tiếng máy nổ từ bờ sông phía sau những đống cát cao vút vọng vào xình xịch. Dưới bến, một số chiếc thuyền chở vật liệu xây dựng đang neo đậu. Một lúc sau, chiếc xe chở cát đi ra trước mắt của cán bộ Hạt Quản lý Đê Khoái Châu và phóng viên báo NNVN.

Tàu cát cập bền tại bãi vật liệu của Công ty Cổ phần Cát Lợi Việt Nam trưa 8/9/2020. Ảnh: Phạm Hạnh.

Tàu cát cập bền tại bãi vật liệu của Công ty Cổ phần Cát Lợi Việt Nam trưa 8/9/2020. Ảnh: Phạm Hạnh.

Ông Nguyễn Như Quân – chủ bãi tập kết vật liệu xây dựng, cho biết: “Trong mùa mưa lũ thì không được hoạt động, nhưng hôm nay có ao của nhà cần lấp nên chở về nhà, chứ anh không hoạt động gì”.

Theo Chi cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão Hưng Yên, bãi tập kết vật liệu xây dựng của Công ty Cổ phần Cát Lợi Việt Nam chưa có phép hoạt động và cũng không nằm trong quy hoạch của tỉnh.

Vậy nhưng, bến bãi này đã hoạt động nhiều năm. Đáng chú ý, người ký hợp đồng cho ông Nguyễn Như Quân thuê 4.000m2 đất trong 10 năm (từ 2016 đến 2026) để xây dựng bãi tập kết lại chính là UBND xã Tứ Dân. Có lẽ, chính vì sai phạm này của UBND xã Tứ Dân, thế nên công trình vi phạm này vẫn ngang nhiên tồn tại, thách thức pháp luật.

Công ty Cát Lợi Việt Nam vận chuyển cát ra khỏi bãi tập kết. Ảnh: Phạm Hạnh.

Công ty Cát Lợi Việt Nam vận chuyển cát ra khỏi bãi tập kết. Ảnh: Phạm Hạnh.

Vật liệu xây dựng cản trở dòng chảy

Cách đó chừng vài trăm mét, bãi tập kết vật liệu xây dựng của Công ty TNHH Thắng Mạnh Cường cũng chứa chất ngổn ngang vật liệu cát, sỏi ngay sát bờ sông; xe tải vận chuyển vật liệu xây dựng vẫn ra vào; 3 chiếc máy múc thường xuyên túc trực.

Ông Nguyễn Văn Kỷ, Giám đốc Công ty Thắng Mạnh Cường, cho biết, doanh nghiệp này hoạt động từ ngày 5/5/2011. Theo rà soát của Chi cục Quản lý Đê và Phòng chống lụt bão Hưng Yên đến thời điểm 20/8/2020 vẫn chưa được UBND tỉnh cấp phép chứa vật liệu xây dựng tạm thời nhưng nằm trong quy hoạch theo Quyết định số 372 và được cấp đất thời hạn 50 năm để thực hiện dự án.

“Chúng tôi chỉ hoạt động 6 tháng mỗi năm, còn 6 tháng mùa mưa lũ thì phải ngừng hoạt động và dọn sạch vật liệu xây dựng từ tháng 4 để phòng, chống bão lũ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên hàng nhập về bán chậm quá, vẫn tồn một ít chưa thể giải phóng”, ông Kỷ nói.

Bãi tập kết của Công ty TNHH Thắng Mạnh Cường vẫn đang hoạt động trong mùa mưa bão, thậm chí những đống cát nằm sát bờ sông Hồng. Ảnh: Minh Phúc.

Bãi tập kết của Công ty TNHH Thắng Mạnh Cường vẫn đang hoạt động trong mùa mưa bão, thậm chí những đống cát nằm sát bờ sông Hồng. Ảnh: Minh Phúc.

Tuy nhiên, tại hóa đơn giá trị gia tăng của Chi cục Thuế Hà Nội số 0036143 ngày 26/7/2020, Công ty TNHH Thắng Mạnh Cường vẫn tiếp tục nhập 2.500m3 cát đen và cát vàng của Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Đình Long.

Theo thống kê của cơ quan Quản lý Đê tỉnh Hưng Yên, trên địa bàn huyện Khoái Châu có 8 đơn vị kinh doanh bến bãi tập kết vật liệu xây dựng.

Trong đó, chỉ có 1 đơn vị (là doanh nghiệp tư nhân VLXD Quyết Dung) có giấy phép chứa vật liệu xây dựng tạm thời; 2 doanh nghiệp đã hết giấy phép hoạt động từ năm 2019 là Công ty TNHH Việt Tuấn Khoái Châu và doanh nghiệp tư nhân VLXD Vi Vân. Còn lại là các bãi tập kết vật liệu xây dựng hoạt động chưa có phép.

Công ty không nhận Quyết định xử phạt, tỉnh chịu thua?

Đáng chú ý, mặc dù khi phát hiện sai phạm, các cơ quan chức năng đã ra quyết định xử phạt, nhưng chủ doanh nghiệp không hợp tác.

Cụ thể, Công ty TNHH Việt Tuấn Khoái Châu chứa chất vật liệu trong hành lang bảo vệ bờ sông tại bãi phía thượng lưu bến đò Tân Châu. Ngoài ra, công ty này còn chứa vật liệu trong hành lang bảo vệ bờ sông tại bãi phía hạ lưu bến đò Tân Châu (có cát đen dài 30m, rộng 15m, cao 3m, cách mép sông 20m).

Ngày 21 và 22/7/2020, Hạt Quản lý Đê Khoái Châu cùng UBND xã Tân Châu giao quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Sở NN-PTNT cho Công ty TNHH Việt Tuấn Khoái Châu nhưng Công ty không nhận Quyết định xử phạt.

Những vệt bánh xe chằng chịt ra vào một bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: Phạm Hạnh.

Những vệt bánh xe chằng chịt ra vào một bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, Hưng Yên. Ảnh: Phạm Hạnh.

Cùng ngày, Hạt Quản lý Đê Khoái Châu cùng UBND xã Tứ Dân giao Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Sở NN-PTNT cho Công ty TNHH Thắng Mạnh Cường nhưng công ty không nhận; vẫn hoạt động chủ yếu bốc trực tiếp lên ô tô, nhưng chưa vận chuyển hết vật liệu chứa chất lên bãi.

Hạt Quản lý Đê Khoái Châu còn phát hiện Công ty TNHH Xây dựng Tiến Thành tập kết vật liệu ở bãi sông chưa được cấp có thẩm quyền cho phép và đề nghị UBND huyện Khoái Châu xử lý.

Dọc bãi sông Hồng, sông Luộc trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai đối với các công trình xây dựng, bãi tập kết vật liệu xây dựng vẫn diễn ra nhức nhối.

Dù lực lượng quản lý đê thường xuyên báo cáo và đề nghị chính quyền địa phương, nhất là UBND các huyện/thành phố để xử lý. Tuy nhiên, sự phản hồi từ chính quyền địa phương, nhất là vai trò của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chưa thực sự quyết liệt.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.