| Hotline: 0983.970.780

Sử dụng phân bón cho lúa thích ứng với biến đổi khí hậu tại Bình Thuận

[Bài 3]: Những khó khăn, thách thức

Thứ Ba 14/11/2023 , 08:50 (GMT+7)

Thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp và không theo quy luật như trước đây, mưa nhiều làm cho việc phòng trị bệnh cháy bìa lá, hay muỗi hành không hiệu quả...

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao.

Bộ sản phẩm phân bón rất thích hợp cho lúa và các cây trồng khác ở Bình Thuận giúp nông sản cho năng suất, chất lượng cao.

(Tiếp theo bài 2) Các trận mưa lớn và kéo dài trong nhiều ngày vào đầu vụ đã làm cho sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của hạt giống ở nhiều mô hình bị ảnh hưởng, hay hạn đầu vụ gây xì phèn, không bón được phân thúc cây lúa. Mưa nhiều làm cho việc phòng trị bệnh cháy bìa lá không hiệu quả ở Sóc Trăng vụ lúa hè thu 2017, hay muỗi hành làm thiệt hại hơn 50% năng suất ở vụ Đông Xuân 2016-2017…

Kết quả đạt được sau 2 năm thực hiện: Các biện pháp kỹ thuật đã được nông dân trong mô hình áp dụng tốt bao gồm: xuống giống 80 kg/ha, bón phân cân đối, hợp lý, không phun thuốc 40 ngày sau sạ, sử dụng giống xác nhận, chuẩn bị đất kỹ trước khi xuống giống, quản lý dinh dưỡng và nước tưới, quản lý chồi hữu hiệu…

Giai đoạn 2: từ 2020-2022

Từ vụ đông xuân 2020 - vụ hè thu 2021, với 99 mô hình, tổng diện tích là 49,5ha, mỗi tỉnh chọn 04 ruộng để thực hiện mô hình với diện tích 0,5 ha/ruộng và diện tích tối thiểu tương đương để làm đối chứng.

So sánh lượng giống (kg/ha), lượng N-P2O5-K2O (kg/ha) ở mô hình và đối chứng

Mùa vụ

Công thức

Lượng giống

N

P2O5

K2O

kg/ha

kg/ha

kg/ha

kg/ha

Đông Xuân 20-21

Mô hình

81.7

88.4

58.9

51

Đối chứng

115.3

106.9

80.3

56.1

Chênh lệch

- 34

- 19

- 21

- 5

 

- 29%

- 17%

- 27%

- 9%

Hè Thu 2021

Mô hình

84.7

86.3

58.5

48.8

Đối chứng

121.3

103.3

73

53.7

Chênh lệch

- 36.7

- 16.99

- 14.5

- 4.9

 

- 30%

- 16%

- 20%

- 9%

Kết quả: lượng giống từ các mô hình đã giảm được 29% (tương đương 34kg/ha) trong vụ Đông Xuân 20-21 và 30% (tương đương 36,7kg/ha) trong vụ hè thu 21. Trong khi đó nhiều mô hình đã áp dụng biện pháp cấy, sạ cụm với lượng giống khoảng 50-60kg/ha. Lượng phân bón đa lượng là N-P2O5-K2O đã tiết giảm mạnh so với đối chứng, tương ứng 17-27-9 (%) trong vụ đông xuân 20-21 và 16-20-9 (%) trong vụ Hè Thu 21.

Năng suất lúa ở tất cả các mô hình đều tăng so với đối chứng, năng suất lý thuyết trên lúa tươi bình quân vụ đông xuân 20-21 đạt 7,45 tấn/ha, tăng 380kg/ha so với đối chứng. Trong vụ hè thu 21, năng suất lúa tươi thực tế bình quân mô hình ở 13 tỉnh đạt 6,3 tấn/ha, tăng 280 kg/ha so với đối chứng.

So sánh năng suất, chi phí đầu tư và lợi nhuận bình quân các mô hình so với đối chứng

Mùa vụ

Công thức

Năng suất lúa tươi

Chi phí

Lợi nhuận

 

kg/ha

(đ/ha)

(đ/ha)

Đông xuân 20-21

Mô hình

7.45

18,769,938

32,902,951

Đối chứng

7.07

19,770,192

29,005,433

Chênh lệch

+ 0.38

- 1,000,255

+ 3,897,518

+5%

-5%

+13%

Hè thu 21

Mô hình

6.31

18,345,693

18,617,395

Đối chứng

6.03

19,731,877

15,493,746

Chênh lệch

+0.28

- 1,386,184

+ 3,123,649

+4%

-7%

+20%

Ghi chú: năng suất lúa được tính trên lúa tươi, vụ ĐX 20-21 là năng suất lý thuyết, vụ Hè Thu là năng suất thực tế

Chi phí sản xuất đã giảm và có chiều hướng giảm nhiều ở các vụ sau, trong vụ Đông Xuân 2020-2021 bình quân 12 tỉnh đã giảm được khoảng 1.000.255 đ/ha, trong khi đó vụ hè thu 2021 bình quân ở 13 tỉnh đã giảm được 1,386,184 đ/ha so với đối chứng. Giảm được 1-2 lần phun thuốc bảo vệ thực vật/vụ, đây là một trong những điều rất đáng ghi nhận để vừa tiết giảm chi phí, bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm lúa gạo an toàn.

Với cách làm tương tự, tổng kết cho thấy một số mô hình áp dụng đúng quy trình đã cho lợi nhuận cao nhất trong vụ đông xuân 2021-2022. Công thức phân bón đạt mức lợi nhuận cao nhất trong 24 mô hình canh tác lúa thông minh vụ Đông Xuân 2021-2022. (Còn nữa)

Xem thêm
Bệnh chết cây con dưa hấu và cách phòng trị

Dưa hấu có thể trồng quanh năm và cho giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị bệnh chết cây con khiến nhà nông rất mệt mỏi và âu lo.

Mavin được vinh danh tại giải thưởng Saigon Times CSR 2024

Ngày 14/11/2024, tại GEM Center, TP.HCM, Tập đoàn Mavin đã vinh dự nhận giải thưởng Saigon Times CSR 2024 do The Saigon Times, thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

Giải pháp bổ sung khoáng cho ao nuôi tôm độ mặn thấp

ĐBSCL Khi nuôi tôm ở độ mặn thấp thường thiếu hụt khoáng chất. Vậy làm sao bổ sung khoáng chất cho ao nuôi có độ mặn thấp mà đạt hiệu hiệu quả?