| Hotline: 0983.970.780

Bài 4: Bắt tay với các cty lữ hành

Thứ Hai 29/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Khoảng 10 năm trở lại đây, ở ĐBSCL xuất hiện nhiều hai lúa áo trắng cổ cồn chuyên tiếp khách Tây.

Khoảng 10 năm trở lại đây, ở ĐBSCL xuất hiện nhiều hai lúa áo trắng cổ cồn chuyên tiếp khách Tây. Họ biến những mảnh vườn 4 mùa cây trái, rợp bóng mát thành điểm đến của du khách thập phương. Ngoài tiền bán trái, họ còn thu bộn nhờ sáng kiến độc đáo này...

>> Nông dân làm du lịch
>> Bài 2: Cuốc đất, trồng rau và… trả tiền
>> Bài 3: Hai lúa chạy... ''tua''

Ông Tám Hổ tiếp khách tây

Giá rẻ, tiếp đón chu đáo

Xuôi dòng Mêkong về vùng đất cù lao An Bình thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long) xem hai lúa làm du lịch thấy mê. Anh Nguyễn Trí Nghiệp, con trai lớn của bác Tám Hổ (Nguyễn Văn Tám, 88 tuổi), ấp Bình Thuận, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ cho biết: Du lịch vườn được các cụ lão làng làm từ cuối những năm 1980, khởi xướng mô hình này là bác Sáu Giáo sau đó tới ba tôi. Sẵn có 2,7 ha đất đang trồng cây ăn trái và vườn giống cây ăn trái đặc sản ba tôi liền dựng lên cái nhà để khách đến ngồi chơi xơi nước, thưởng thức trái cây đặc sản.

Từ năm 1990 – 2000, cả cù lao chỉ có 2 - 3 nông dân làm du lịch. Đến năm 2000, khách Tây càng lúc càng đông vì các tuyến "tua" du lịch của các Cty du lịch phát triển mạnh, nhiều hai lúa liên kết được và học làm theo. Cao lúc trên đất cù lao An Bình có khoảng 12 điểm du lịch vườn phục vụ khách Tây, khách Việt chỉ 30%. Và, các điểm du lịch có thêm dịch vụ ăn uống, nghỉ trọ qua đêm tại khu vườn xanh, sạch...

Anh Nghiệp cho biết thêm: Tám năm làm du lịch vườn, tôi không ngừng đổi mới để cạnh tranh. Từ cung cách phụ vụ, bếp ăn, giá cả hợp tác với các "tua" phải thật linh hoạt. Bây giờ khách đến chơi vườn của hai lúa ngoài việc tham quan vườn cây ăn trái 4 mùa, xem vườn giống đầu, ăn uống… còn được cảm nhận văn hóa dân tộc là nghe ca nhạc tài tử. Giá cả phục vụ phải chăng, một khẩu phần ăn dành cho khách Tây dao động từ 40.000 – 70.000 đồng, khách địa phương tùy theo món nhưng giá rất bình dân. Khách đến chơi vườn muốn nghỉ trọ lại đêm để hít  thở không trong lành được bao ăn tối, ăn sáng; chỗ nghỉ sạch đẹp thoáng mát, trọn gói chỉ hơn 10 USD.

Bình quân mỗi năm doanh thu đạt trên 600 triệu, trừ chi phí, trả lương 6 lao động (bình quân 800.000 đồng/tháng) còn lại lợi nhuận từ 12 – 15%/năm. Đối với sản phẩm trái cây trong vườn phục vụ khách thì giá trị tăng thêm khoảng15% so với bán thị trường. Và bây giờ, sản phẩm trái cây  tự sản tự tiêu, đủ sản lượng phục khách du lịch. Đối với nguồn thực phẩm chế biến thì phải nhập từ các thương lái địa phương...

Anh Nguyễn Minh Quang, hướng dẫn viên du lịch đưa hai vị khách người Pháp đến vườn của anh Nghiệp nói: "Khách Pháp thích nhất "tua" đi từ Cái Bè, Tiền Giang sang cù lao An Bình, huyện Long Hồ. Tuyến này vừa có vườn cây ăn trái đặc sản lại gắn với sông nước".

Ông Nguyễn Minh Hiền - Chánh văn phòng UBND xã An Bình cho hay: Du lịch vườn để phát triển kinh tế hộ là một sáng kiến rất hay. Tuy nhiên, hiện nay giao thông nông thôn chưa được thông thoáng, thuận lợi. Phát triển du lịch miệt vườn là nét văn hóa đẹp, địa phương rất ủng hộ phát triển. Để duy trì và phát triển du lịch vườn, thiết nghĩ ngành du lịch cần quan tâm hơn nữa

Bắt tay với các Cty lữ hành

Chúng tôi tới điểm du lịch của ông Mai Quốc Nam, ấp Phú An 1, xã Bình Hòa Phước nằm trên Cù Lao An Bình khi mà những vị khách Tây vừa thưởng thức các món ăn miền quê đang ngồi nghe đờn ca tài tử. Mảnh vườn hơn 1,7 ha, ông Nam dành khoảng 2.000 m2 quanh nhà dựng lên nhiều ngôi nhà sàn để phục vụ khách Tây.  Ông Nam cho biết: "Điểm du lịch này dựng lên từ cuối những năm 1980, hoạt động được 3 năm không hiệu quả, lúc ấy khách đến tham quan và ăn trái cây không tính tiền.

Đến năm 2000, mấy anh ở Cty du lịch Vĩnh Long đến động viên làm lại du lịch. Khi ấy tôi đề nghị hỗ trợ đầu tư nhưng không được, sau đó Cty du lịch Sài Gòn hỗ trợ tổng cộng hơn 130 triệu đồng đầu tư cở sở hạ tầng. Vốn đó trừ dần sau khi phối hợp hoạt động. Từ năm 2002 đến nay, khách đến chơi vườn ngoài tham quan, thưởng ngoạn, thưởng thức các món ăn miền quê, chúng tôi còn tổ chức cho du khách đi xe đạp quanh cù lao, nghỉ lại đêm. Giá cả theo phía Cty ty du lịch và Sở Thương mại đưa ra nhưng không thu tiền ngay mà chỉ ghi hoá đơn gửi về các Cty quyết toán cuối tháng.

Sang khu du lịch sinh thái An Bình, chủ nhân là Anh Lê Thanh Hồng tâm sự: Làm du lịch vườn là một giải pháp tăng thu nhập trên vườn cây ăn trái rất hiệu quả, tuy nhiên không vốn thì cũng khó mà làm. Ngày 2/9/2000, điểm du lịch này chính thức đi vào hoạt động với 8.000 m2. Hồi ấy, tôi mua mảnh đất bãi bồi này là để trồng cây ăn trái. Đến lúc lập vườn hoàn chỉnh thì phát hiện khách Tây theo đường thủy đi qua khu An Bình càng lúc càng nhiều, thế là quyết định đầu tư du lịch vườn. Sau đó đào ao làm điểm câu cá, khu trồng cây ăn trái 4 mùa.

Hiện tại, điểm du lịch đã tăng lên 2 ha, đang xin địa phương mua thêm 2 ha đất nữa để mở rộng vườn cây ăn trái. Xu hướng là phải mùa nào thức ấy, còn hiện tại chỉ mới dừng lại ở việc câu cá, và phục vụ ăn uống, đặc biệt cơm trưa cho khách Tây. Bình quân mỗi năm thu lợi trên 100 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết được 20 lao động địa phương có công ăn việc làm, thu nhập ổn định khoảng 800.000 đồng/người/ tháng...

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm