| Hotline: 0983.970.780

Bàn giao đàn bò tót gầy trơ xương cho Vườn quốc gia Phước Bình

Thứ Năm 01/10/2020 , 10:58 (GMT+7)

Trước tình trạng suy kiệt sức khỏe của đàn bò tót lai F1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã quyết định chuyển giao cho Vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận.

Ngày 30/9, ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký quyết định điều chuyển giao tài sản từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa” cho Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận).

Đàn bò tót lai F1 gầy trơ xương do thiếu kinh phí nuôi dưỡng. Ảnh: X.L.

Đàn bò tót lai F1 gầy trơ xương do thiếu kinh phí nuôi dưỡng. Ảnh: X.L.

Theo đó, Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng (đơn vị quản lý tạm thời đàn bò tót) sẽ chuyển giao cho Vườn quốc gia Phước Bình 10 bò tót lai F1, 1 bò tót lai F2 cùng 1 máy bơm nước và 1 máy băm cỏ. Trong đó, 10 bò tót lai F1 sau khi trừ giá trị hao mòn còn 142,5 triệu đồng, 1 bò tót lai F2 43,7 triệu đồng...

Sáng 1/10, ông Nguyễn Như Chương, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Khoa học và Công nghệ tỉnh Lâm Đồng cho biết, việc bàn giao sẽ được Trung tâm triển khai vào tuần tới.

“Hiện tại, chúng tôi đang bổ sung thức ăn xanh, cám và các chất khác để cải thiện sức khỏe đàn bò trước lúc bàn giao”, ông Chương thổ lộ.

Bò tót lai F1 thời kỳ được chăm sóc tốt có thể trạng cao to (ảnh chụp năm 2018). Ảnh: T.C.

Bò tót lai F1 thời kỳ được chăm sóc tốt có thể trạng cao to (ảnh chụp năm 2018). Ảnh: T.C.

Đàn bò tót lai 11 con có nguồn gốc từ bò tót rừng của Vườn quốc gia Phước Bình. Năm 2009, bò tót đực về khu dân cư ở xã Phước Bình (huyện Bác Ái, Ninh Thuận) và giao phối với bò của người dân chăn thả.

Đàn bò nhà của người dân sau đó sinh sản được khoảng 20 con lai F1 với vóc dáng, đặc tính hoang dã như bò rừng nên Vườn quốc gia Phước Bình phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện đề tài nghiên cứu, bảo quản nguồn gen quý hiếm này.

Bò tót lai F1 tại trại khảo nghiệm ở Ninh Thuận năm 2018. Ảnh: T.C.

Bò tót lai F1 tại trại khảo nghiệm ở Ninh Thuận năm 2018. Ảnh: T.C.

Dự án nghiên cứu mua được 10 con bò F1 từ người dân địa phương, trong đó bao gồm 5 con đực, 5 con cái và tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng... Đến tháng 11/2019, đề tài kết thúc với kết quả đạt được là 3 bò lai F2.

Cũng từ khi kết thúc đề tài, nguồn kinh phí chăm sóc không được duy trì đã khiến đàn bò rơi vào giai đoạn thiếu thức ăn dẫn đến suy kiệt sức khỏe.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm