| Hotline: 0983.970.780

Bão bất thường, tan nát vườn cây

Thứ Ba 03/04/2012 , 10:20 (GMT+7)

Cơn mưa bất thường kéo dài nguyên ngày 1/4, cùng với gió cực mạnh đã làm cho nhiều vườn cây công nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

* 1 người chết, 19 căn nhà đổ sập, gần 700 nhà tốc mái

Cơn mưa bất thường kéo dài nguyên ngày 1/4, cùng với gió cực mạnh đã làm cho nhiều vườn cây công nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt, mưa gió còn làm 1 người chết, nhiều người bị thương, hàng trăm nhà tốc mái… Đáng nói, theo nhiều người dân thì cả vài chục năm nay mới có cơn mưa kèm gió lớn như vậy.

Khốn khổ vì bão bất thường

Theo ghi nhận của PV NNVN, sáng sớm hôm qua 2/4, tại ấp 7, xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ nhiều vườn tiêu của người dân đã bị gió hất đổ gây thiệt hại nặng nề. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiên Toan, trưởng ấp 7 nói như khóc: Mưa lớn cùng gió mạnh suốt một ngày đã khiến cho vườn tiêu nhà tôi bị đổ rạp. Dẫn chúng tôi ra vườn, chỉ vào những gốc tiêu bật trơ rễ, ông Toan cho biết, vườn tiêu nhà tôi đã được hơn 4 năm hiện đang cho trái thế nhưng bị đổ rất nhiều. Chỉ vào những trụ tiêu là những cây Lòng Mứt, Gòn bị đổ gãy ông Toan cho biết bây giờ rất khó để khôi phục lại vì gió lớn đã làm cho tiêu bị gẫy dập… Theo tính toán, vườn tiêu của ông Toan bị ảnh hưởng tới sản lượng không dưới 40%.

Chúng tôi tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Kim ở tổ 10, xã Xuân Tây (Cẩm Mỹ) nơi có vườn ca cao và điều bị gãy đổ đến phân nửa thiệt hại nặng nề. Tham quan vườn điều nhà bà Kim chúng tôi ghi nhận hầu hết những cây điều đã 6 năm tuổi bị đổ rạp, rất nhiều cây bị gãy. Còn vườn ca cao đang cho thu hoạch cũng bị gió bẻ gãy hết nhánh. Bà Kim cho biết, gia đình tôi trông cả vào vườn điều và ca cao này, thế nhưng nay bị thiệt hại thế này không biết sao nữa. Từ trước tới nay ở đây chưa từng có mưa dai và gió lớn khủng khiếp đến như vậy. Chỉ sau có một ngày mà vườn cây nhà tôi bị thiệt hại không thể tưởng tượng nổi. Điều đáng nói, mưa và gió lớn đã làm rụng sạch hoa và quả non của điều, còn ca cao thì trái hư gần như toàn bộ…

Mưa gió không chỉ làm hại vườn tiêu, điều, ca cao mà nhiều diện tích chôm chôm của người dân ở Cẩm Mỹ cũng bị thiệt hại nặng. Chúng tôi tìm tới nhà bà Đỗ Thị Hiếu (ngụ ấp 7, xã Sông Ray) nơi có hàng trăm gốc chôm chôm bị gió bẻ cành đang thời kỳ ra hoa. Chỉ vào vườn chôm chôm bà Hiếu mếu máo cho biết: Kinh tế cả gia đình tôi chỉ trông chờ vào vườn chôm chôm hơn 1 héc ta này. Nay chôm chôm đang thời kỳ ra hoa rộ thì gặp phải mưa trái mùa kèm theo gió lớn đã khiến cho 80% hoa bị rụng, rập nát hết cành. Theo tính toán của bà Hiếu, gió lớn và mưa trái mùa đã “hái” đi đến 80% lượng chôm chôm của bà một cách không thương tiếc…

Khẩn trương thống kê thiệt hại

Theo Ban chỉ huy PCLB tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân mưa kéo dài cùng gió lớn là do bão số 1 làm thiệt hại lớn đến người và tài sản của người dân trong địa bàn tỉnh. Tính đến 7 giờ ngày 2/4, cơn bão số 1 đã làm 1 người ở phường Long Bình Tân (TP. Biên Hòa) bị điện giật chết khi leo lên nóc nhà chằng néo lại mái tôn. Bão làm ít nhất 5 bị thương, trong đó có 2 người ở TP. Biên Hòa, 2 người ở TX. Long Khánh và 1 người ở huyện Trảng Bom.

Mưa rào lớn, kèm dông, lốc mạnh, đã làm tốc mái 693 căn nhà và làm sập 19 căn nhà khác ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Trong đó, huyện Cẩm Mỹ có 198 căn (13 xã), huyện Nhơn Trạch 117 căn, huyện Long Thành 64 căn, huyện Xuân Lộc 25 căn, huyện Thống Nhất 30 căn, huyện Trảng Bom 32 căn, huyện Vĩnh Cửu 19 căn, TX. Long Khánh 37 căn và TP. Biên Hòa 171 căn. Bão số 1 còn làm thiệt hại hoàn toàn 25 bè cá trên sông Đồng Nai (đoạn thuộc huyện Vĩnh Cửu) và làm lật 20 chiếc thuyền máy neo đậu tại ấp Bến Nôm, xã Phú Cường (huyện Định Quán). Bên cạnh đó, số diện tích cây trồng bị đổ ngã do mưa dông cũng khá nhiều. Hiện các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục tiến hành thống kê thiệt hại.

Trước diễn biến thời tiết bất thường gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, cũng trong ngày 2/4, ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã có cuộc họp cùng Ban Chỉ huy PCLB tỉnh để chỉ đạo các địa phương khẩn trương thống kê thiệt hại do bão số 1 gây ra. Việc thống kê này nhằm có biện pháp hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng. Theo ông Đinh Quốc Thái, mặc dù cơn bão số 1 sau khi vào đất liền đã chuyển thành áp thấp nhiệt đới nhưng vẫn còn gây mưa lớn ở nhiều nơi. Vì vậy, các địa phương cần tiếp tục tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng chống trong trường hợp xảy ra mưa lớn hoặc xảy ra lũ quét, nhất là ở các bến đò ngang.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

ABIC Kiên Giang chi trả gần 700 triệu đồng cho khách hàng

Cà Mau Ngày 25/4, ABIC Kiên Giang phối hợp với Agribank Cà Mau chi trả bảo hiểm Bảo an tín dụng cho gia đình 3 khách hàng không may gặp rủi ro khi lao động sản xuất.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm