| Hotline: 0983.970.780

Bão giá ở Quảng Bình

Thứ Ba 05/11/2013 , 10:26 (GMT+7)

Sau bão, hoạt động sản xuất chưa thể phục hồi ngay, đo đó, nhiều tư thương đã lợi dùng tình thế để tăng giá vô tội vạ. Điển hình nhất là mặt hàng tấm lợp và rau xanh tại cả chợ thành phố lẫn nông thôn.

Tăng giá vì… bán nhiều

Tôi có em thằng bạn, nó có tên và hỗn danh quai quái: Loi “đời”. Loi “đời” có mở cái quán tạp hóa bên đường QL 1 A (đoạn qua cầu Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình). Quán nó bán đủ thứ, tất tần tật từ sắt thép, xi măng, gạch ngói, tấm lợp cho tới các loại đinh ốc vít, đồ sành sứ…

Mấy hôm sau bão, hắn cứ để nguyên nhà cửa bộn bề vậy, nhảy đi ra vét được mấy xe ô tô tấm lợp về để bán. Mỗi tấm lợp loại 1,5 m, ban đầu nó bán giá 48 ngàn đồng/tấm. Sau thấy người mua nhiều quá nó tăng lên 50 ngàn đồng/tấm. Nghe người ta nói vậy, tôi phóng xe lên xem sao.

Nghe tôi hỏi, nó ngoác miệng tận mang tai cười cười: “Đâu có anh, thì giai đoạn khó này, hàng khan, em phải “lì xì” cho bên đó chút đỉnh mới có được hàng. Định bụng cũng tăng lên vài ngàn bù lỗ thôi”. Bực mình, tôi quát: "Không có mà cho người ta bị thiệt hại thì thôi. Mày mà tăng giá là anh báo cho bên Quản lý thị trường họ cắt cái rụp cho mày biết tay”. Nó tỏ ra hối lỗi: "Đâu có, bác mà nói là em chấp hành như dừng đèn đỏ ngã tư ngay. Em cứ nghe bác bán đúng giá dù mỗi ngày bán lên cả ngàn tấm”.

Thấy tôi quát thắng Loi “đời” và “hiên ngang” đi ra cổng, một bác đứng tuổi kéo tay nói nhỏ: "Thằng này nó cũng không phải tệ đâu. Nhưng bác đi rồi là nó cũng tăng lên ngàn đồng đấy”.

Sau trận bão số 10 và 11, cả tỉnh Quảng Bình có hàng chục ngàn nhà bị tốc mái nên nhu cầu cần tấm lợp, ngói và tôn rất lớn. Tuy nhiên, số lượng tấm lợp vẫn nhiều hơn cả. Trong khi đó, nhà máy sản xuất tấm lợp (duy nhất của tỉnh) ở huyện Quảng Trạch bị thiệt hại nặng nề do bão gây ra nên cũng chưa thể phục hồi sản xuất ngay được.


Tấm lợp rất dễ bị tăng giá đối với người mua

Nhiều tư thương nhanh chóng nhập tấm lợp từ nhà máy ở tỉnh Quảng Trị ra. Cho dù có tấm lợp, nhưng người tiêu dùng vẫn bị làm khó. Anh Nguyễn Quốc (ở huyện Quảng Ninh) cho hay: "Nhà tôi bị cũng nhẹ, khoảng vài chục tấm lợp. Trước đây, tôi mua của nhà máy Quảng Trạch lợp. Hôm trước có mua mấy chục tấm lợp của nhà máy Quảng Trị thì lợp không được.

Cũng kích cỡ 1,5 m, nhưng sóng lượn của tấp lợp Quảng Bình ngắn hơn sóng của tấm lợp Quảng Trị, thành ra không thể khớp nhau”. Để xử lý anh Quốc phải đảo hết các loại tấm lợp nhà máy Quảng Bình với nhau và tấm lợp nhà máy Quảng Trị lợp với nhau, chỗ thiếu thì phải bỏ vậy. Anh Quốc càu nhàu: "Thật là rắc rối”.

Theo phản ảnh của người dân, tại các đại lý bán lẻ ở nhiều huyện, giá bán của tấm lợp hay tôn, ngói vẫn bị đẩy giá lên nhiều so với bình thường.

Mua rau như cướp chợ

Dạo quanh một vòng tại các chợ trong thành phố Đồng Hới, mặc dù hàng thực phẩm đã được bày bán trở lại nhưng số lượng vẫn còn hạn chế, chính vì vậy giá thành đã có sự biến động rõ rệt.

Chúng tôi ghé chợ Bắc Lý. Hàng rau đầu giờ sáng vẫn còn thưa khách, nhưng không vì thế mà các chị, các bà bán hàng chèo kéo khách mua. Bà Lê Thị Tân, chủ một sạp rau cho hay: “Rau cũng hiếm và giá nhập vào cũng tăng nên chúng tôi cũng bán tăng giá. Chẳng hạn như rau muống trước đây nhập vào khoảng 2 ngàn đồng, bán ra 3 ngàn đồng. Nay nhập vào đã 4 ngàn đồng thì bán ra cũng phải 5 ngàn đồng”.

Cũng theo bà Tân, các loại rau khác như cải, rau bí, dền, đay..., cũng tăng từ 1 - 2 ngàn đồng so với trước đây. Thậm chí có những loại rau nhập vào được ít và thấy cũng khó tăng giá bán thì các chị, các bà lại xẻ ra, cứ 2 bó chia thành 3 bó và bán giữ nguyên giá. “Có nghĩa là mua bó rau giá 3 ngàn đồng như trước đây, nhưng rau thì ít hơn nhiều” - một chị bán hàng giải thích.


Rau xanh tăng mạnh ở các chợ trên địa bàn TP Đồng Hới

Đang nói chuyện rau quả với tôi, chợt bà Tân vứt vội mớ rau đay xuống sạp hàng rồi phóng vội đi. Sát con đường đi vào góc chợ, một đám đông các chị đang quấn lấy nhau, tiếng kêu la oai oái. Tôi thấy lạ vì mọi người xung quanh chỉ thấy đứng cười chứ chẳng ai can thiệp hoặc hô hoán gì. Nhoáng một lúc, thấy bà Tân nhễ nhãi mồ hôi, tất tả đi về, trên tay ôm chừng được gần chục bó rau muống xanh mướt.

Bà giải thích cảnh tranh mua vừa xảy ra: "Cả chợ được mối hàng nhập rau muống nên ai cũng muốn lấy. Mình không nhanh chân, nhanh tay thì họ tranh hết mất là không có mà bán cho khách hàng”. Bà bỏ mối rau muống vừa sửa lại áo quần, vừa dùng đầu gối thúc cho cái nón cũ bị bẹp dúm trở lại nguyên trạng ban đầu và cất tiếng nói như chẳng quát một ai cả: “Tất cả là năm chục bó đấy nhé. Cứ mỗi bó là năm ngàn đồng, không bớt một xu nhé”.

Ngoài rau xanh, các loại thực phẩm thịt, cá..., cũng tăng giá đều. Chị Mai Thị Mến (tiểu thương chợ Đồng Hới) cho hay: “Thịt lợn mông có giá từ 85 - 90 ngàn đồng, thịt ba chỉ từ 75 - 80 ngàn đồng, xương 80 - 85 ngàn đồng. Tất cả đều tăng từ 10 - 20 ngàn đồng. Các loại cá ruộng đều có giá cao và luôn bán hết ngay. Cá biển thì có giảm người mua chút ít vì chủ yếu là cá ướp đá đông lạnh, nhưng giá cá biển đều tăng. Chẳng hạn như cá nục từ 25 - 30 ngàn đồng, tăng 5 - 10 ngàn đồng”...

Không chỉ các chợ ở thành phố tăng giá mà các chợ tại khu vực nông thôn cũng tăng theo. Dù các chợ này vẫn làm khâu trung gian là nơi chuyển tiếp các loại rau xanh, thực phẩm về cho các chợ thành phố, nhưng người dân ở nông thôn vẫn phải chịu mua tăng giá. Chị Nguyễn Thị Niềm (xã Liên Thủy, Lệ Thủy), cho biết: “Mấy hôm sau bão lũ thì mặt hàng gì cũng tăng giá. Vì vậy, đi chợ thật khó khăn. Vì không chỉ cái ăn hàng ngày mà mọi thứ khác cũng cần tu sửa, thay thế vì bị hư hỏng.

Trong khí đó, thu nhập gia đình lại hạn chế. Nếu chỉ tính mua mỗi rau cho cả nhà có 4 người ăn thì cũng mất 50 ngàn đồng rồi”. Trước đây, các loại rau củ tại các chợ đều do bà con trong vùng trồng được, tự cung tự cấp nên mua giá rẻ hơn. Sau bão, các vườn rau nát hết chưa kịp phục hồi. Vì vậy khan hiếm rau cũng là điều khó tránh khỏi. “Để có nguồn rau, các tiểu thương phải nhập từ các địa phương khác về nên giá cũng đã tăng cao” - chị Niềm chia sẽ.

Ông Nguyễn Xuân Đạt - quyền Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình: “Hiện chúng tôi đã huy động 100% cán bộ của đơn vị phải có mặt tại các chợ để nắm tình hình giá cả sản phẩm. Nếu phát hiện tình trạng tiểu thương, các hộ kinh doanh trên địa bàn tăng giá quá cao các mặt hàng thì sẽ bị xử lý.

Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tăng cường các hoạt động khảo sát thị trường tại các chợ để cố gắng bình ổn giá một cách nhanh nhất, nhằm phục vụ nhu cầu của người dân, tránh tình trạng tiểu thương lạm dụng đẩy giá lên”.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm