| Hotline: 0983.970.780

Bao giờ người Hà Nội được ăn rau an toàn?

Thứ Sáu 25/06/2010 , 10:23 (GMT+7)

Sản lượng rau của TP năm 2008 là 492.342 tấn/năm đáp ứng được 60% nhu cầu (trong đó rau SX theo quy trình RAT đạt trên 131.000 tấn đáp ứng được 14%)...

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì mỗi người bình quân một năm cần khoảng 100kg rau, quả xanh. Như vậy lượng rau xanh hàng năm SX ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân là rất lớn, nhất là với một thủ đô như Hà Nội.

Hà Nội với dân số 6,45 triệu người và khoảng 3 triệu người lưu trú, nhu cầu rau xanh cần tới hàng triệu tấn/năm. Hiện diện tích rau của Hà Nội là trên 11.650ha phân bố ở 22 quận, huyện; trong đó diện tích chuyên rau đạt trên 5.000ha, hệ số quay vòng bình quân 3,5 vụ/1năm, diện tích rau không chuyên là 6.600ha hệ số quay vòng bình quân 1,5 vụ/năm. Diện tích rau theo quy trình rau an toàn có cán bộ kỹ thuật Chi cục BVTV Hà Nội chỉ đạo giám sát là 2.105ha (18%), sản lượng rau của TP năm 2008 là 492.342 tấn/năm đáp ứng được 60% nhu cầu (trong đó rau SX theo quy trình RAT đạt trên 131.000 tấn đáp ứng được 14%) còn lại 40% lượng rau nhập từ các tỉnh.

Theo số liệu điều tra năm 2008 Hà Nội có 213 khách sạn từ 1- 5 sao; 150 khu đô thị; 3.000 nhà hàng lớn, nhiều DN, trường học, đơn vị nghiên cứu đóng trên địa bàn. Lượng rau xanh nhu cầu hàng ngày khoảng 2.800 tấn. Toàn TP có 25 cơ sở sơ chế, 3 cơ sở chế biến rau; 122 của hàng bán rau (được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện); 8 chợ đầu mối buôn bán rau; 395 chợ dân sinh (trong đó 102 chợ nội thành). Điều tra của Viện Nghiên cứu Rau quả năm 2008, lượng rau trong nhóm hộ điều tra sản xuất ra ước tính 75.000 tấn xong chỉ có 15-20% lượng rau có dấu hiệu an toàn được bán ra qua các bếp ăn, siêu thị, cửa hàng. Còn lại phần lớn nông dân tiêu thụ tại các chợ lân cận, tỉnh bạn với giá bán chỉ tương đương rau sản xuất đại trà.

Điều tra của TTKN Hà Nội năm 2009 trong số rau có dấu hiệu an toàn được tiêu thụ theo đơn đặt hàng thì có đến 70-75% lượng rau được các HTX, các DN bán đến khách hàng tập thể là các bếp ăn tập thể, trường học, bệnh viện còn lại 25-30% bán qua kênh bán lẻ là siêu thị cửa hàng bán lẻ trong TP; trong đó những HTX, DN, cửa hàng bán lẻ bán được nhiều đạt trên 1tấn/ngày; các của hàng bán nhỏ, lẻ bán được ít từ 50-200kg/ngày.

Một thực tế buồn là rau của Hà Nội vẫn chưa tiếp cận được với nhóm khách hàng cao cấp là phục vụ các hội nghị quốc tế, khách sạn nhà hàng yêu cầu chất lượng cao. Cơ bản nhóm khách hàng này vẫn sử dụng nguồn rau nhập từ nước ngoài như Thái Lan và một phần nhỏ của Đà Lạt...Một bài toán đầy ẩn số hiện nay là nhu cầu rau và đặc biệt là rau an toàn của TP rất lớn, nhưng cung chưa đáp ứng được cầu. Trong khi người SX lại lúng túng trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Người tiêu dùng chưa tin tưởng vào RAT. Chưa có trung gian phân phối là DN dẫn đầu trong lĩnh vực này…

Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 05/5/2009 về đề án SX và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2009-2015 với tổng kinh phí 7.463,9 tỷ đồng trong đó ngân sách nhà nước là 963,9 tỷ đồng; DN, nông dân đóng góp 6.500 tỷ đồng; kinh phí tập trung hỗ trợ vào quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, cơ sở sơ chế, chợ đầu mối, hệ thống kênh phân phối; quản lý chất lượng rau an toàn; tuyên truyền xúc tiến thương mại; phát triển các HTX, hiệp hội SX,...

Để đề án SX, tiêu thụ rau an toàn của Hà Nội thành công cần chú ý:  

Một là: Quan tâm đến liên kết trong khu vực SX. Để thực hiện SX theo quy trình VietGAP thì người SX phải ghi chép nhật ký thực hiện công việc hàng ngày. Việc vài trăm ngàn hộ ngày nào cũng ghi chép để làm cơ sở truy xuất nguồn gốc sản phẩm, có lẽ đây là một điều không thể. Cho nên cần phải thành lập các tổ HTX, HTX cho nhóm hộ tập trung trong vùng SX. HTX cùng người dân quy hoạch lại cơ cấu chủng loại rau cho đa dạng phong phú phát huy thế mạnh từng vùng; làm dịch vụ cung ứng giống, vật tư đầu vào vừa kiểm soát cũng như tư vấn được cho nông dân.

Hai là: Khuyến khích các trung gian phân phối vào cuộc. Trong thực tiễn quyền năng phân phối thuộc về người nắm giữ được thị trường. Chỉ khi các DN vào cuộc, họ xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu của họ cần cung cấp thì từ đó mới có sự liên kết dọc trở lại với các cơ sở SX là các tổ HTX, HTX. Có chính sách đặc thù cho các DN dẫn đầu, DN tạo sản phẩm khác biệt chất lượng cao phục vụ nhóm đối tượng khách hàng cao cấp, khách quốc tế.

Ba là: Chú trọng đến kênh phân phối bán lẻ. Mở rộng thêm nhiều cửa hàng bán lẻ tại các chợ dân sinh, khu tập trung dân cư, nên đa dạng hoá các loại sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn trong một cửa hàng để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng khi mua sắm.

Bốn là: Tranh thủ sự tư vấn hoạch định chiến lược của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế để chương trình phát triển rau an toàn đạt mục tiêu đề ra. 

Nguyễn Văn Chí (Giám đốc TTKN Hà Nội)

 

Xem thêm
Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024: Biến động nhẹ sau kỳ nghỉ lễ

Giá xăng dầu hôm nay 2/5/2024 tăng giảm trái chiều. Trong đó, giá xăng RON 95-III tăng 40 đồng, còn giá dầu biến động nhẹ từ 110 - 260 đồng.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Lộc Trời ghi nhận doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng trong quý I/2024

Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời vừa công bố hoạt động kinh doanh quý I/2024 với doanh thu đạt 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm 2023.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.