| Hotline: 0983.970.780

Bạo lực học đường và ứng xử xã hội: Nâng đỡ hay vùi dập?

Thứ Tư 23/11/2011 , 09:50 (GMT+7)

Vấn đề ứng xử thế nào với hành vi bạo lực học đường mà NNVN đề cập trên số báo ra hôm qua (21/11) đã nhận được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, xử lý "dứt điểm" một học sinh hư thì rất dễ dàng nhưng biến một đứa trẻ ngỗ nghịch phục thiện mới khó. 

Ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học HSSV (Bộ GD-ĐT): Đừng vội đánh “dấu đen” vào học sinh

 Từ trước đến nay, việc xử lý học sinh có vi phạm được giao xuống cho các Sở và hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm. Riêng trường hợp 3 nữ học sinh đánh nhau, cắt tóc chị công nhân này tôi mới chỉ được nghe trên báo, đài. Tuy nhiên, khi kết thúc chuyến công tác này, tôi sẽ yêu cầu Sở GD-ĐT địa phương báo cáo lại vụ việc. Học sinh cũng là một công dân, việc xử lý đều phải theo pháp luật. Còn mức độ xử lý thế nào thì phải cân nhắc xem học sinh đó hành động bột phát hay có hệ thống.

Theo tôi, nếu học sinh có lỗi, đuổi học thì nhà trường sẽ rất nhàn. Thế nhưng giáo dục là phải giúp cho những đứa trẻ có lỗi biết lỗi và sửa lỗi. Chứ không thì vô tình người lớn đẩy những đứa trẻ trở thành một nhân tố không có lợi cho xã hội. Chúng ta cũng nên hiểu thêm rằng, đã là học trò thì chắc chắn chưa thể hiểu thấu đáo sự việc, nhiều em còn suy nghĩ nông nổi lắm. Nếu người lớn chúng ta không chỉ bảo mà đã sớm vội đánh dấu đen vào học sinh thì không bao giờ các em tiến bộ và trở thành người có ích được.

Nhiều ý kiến cho rằng, quy chế xử lý học sinh vi phạm hiện nay là quá nhẹ. Thế nhưng, nặng hay nhẹ không nên tính toán mà quan trọng nhất là làm sao để các em nhìn thấy sai để sửa. Vì vậy, nếu giáo dục không cẩn thận, khéo léo thì hiệu quả sẽ ngược lại. Làm giáo dục cần hiểu rằng, đuổi học vĩnh viễn một học sinh thì rất dễ dàng nhưng biến một đứa trẻ ngỗ nghịch trở thành lương thiện mới khó. 

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội: Vừa biết dạy, vừa biết dỗ

Là địa bàn xảy ra khá nhiều vụ học sinh đánh nhau rồi tung video clip lên mạng khiến nhà trường đau đầu, lãnh đạo Sở vào cuộc, thế nhưng, chúng tôi chỉ xử nặng nhất là nghỉ học 1 tuần rồi phải cho các em học tiếp. Bởi vì việc cho nghỉ học hẳn càng nguy hiểm, sẽ vô tình đẩy các em thành những con người “có hại” cho toàn xã hội.

Như ở Hà Nội đấy, có Trường THPT Đinh Tiên Hoàng chỉ toàn tập trung học sinh cá biệt nhưng bây giờ thì khá ngoan và quy tắc. Tất cả bởi những người làm giáo dục phải vừa biết dạy, vừa biết dỗ. Cùng lắm là cho các em nghỉ học một tuần để cảnh cáo và để các em nhìn nhận được hành vi của mình. Chứ đuổi học hẳn thì phải xem xét thật cẩn thận. Thế nhưng, việc cho nghỉ học tạm thời hay đuổi hẳn lại là nhìn nhận khác nhau của mỗi một địa phương nên không thể giống nhau được. 

Nhà giáo Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường PTDL Lương Thế Vinh (Hà Nội): Đuổi học sinh, giáo dục đã thất bại

Tôi có biết vụ việc đó trên mạng và cũng thấy bất bình vì những hành vi của học sinh. Thế nhưng khởi tố hành vi đó phải xét cụ thể. Chỉ có thể xử lý nặng nếu như hành vi của học sinh đó là thường xuyên, khó có biện pháp nào giáo dục được cho dù đã kết hợp với gia đình nhiều lần. Bây giờ chúng ta đuổi học thì em học sinh đó sẽ đi đâu? Trường nào sẽ tiếp nhận em học sinh đó học trở lại. Chắc khó lắm.

Phải đuổi một học sinh, có nghĩa giáo dục chúng ta đã thất bại. Còn với bản thân em học sinh kia, tương lai sẽ càng mờ mịt. Sẽ chẳng có trường học nào dám nhận một học sinh có nhiều dấu vết “bẩn” như thế. Chưa hết. Em học sinh đó ra xã hội, chán nản sẽ gần với tệ nạn. Rồi mối lo của người lớn chúng ta càng nhiều hơn.

Chúng ta cần hiểu rằng, lứa tuổi học sinh là giao thoa giữa người lớn và trẻ nhỏ nên sẽ có nhiều suy nghĩ không chín chắn. Hiện nay, trường tôi chúng tôi luôn đặt vị trí của cô giáo là người bám sát mỗi học sinh và thông báo ngay cho gia đình nếu như học sinh đó có biểu hiện “bất thường”. Ngoài ra, chúng tôi tuyển chọn đầu vào khá khắt khe, chỉ có học sinh ham học mới có thể vào được trường. Bởi vì khi học sinh lười học, sợ học thì sẽ nghĩ ra nhiều trò ngỗ ngược để làm.

Trung tá Ngô Minh An, Đội trưởng Đội phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC14, Công an Hà Nội, nơi đã phá rất nhiều “án” nữ sinh đánh hội đồng rồi tung lên mạng cho hay, nhiều người yêu cầu công an đưa các học sinh phạm tội vào trường giáo dưỡng. Thế nhưng, theo quy định “rất cứng” của luật pháp, muốn vào trường giáo dưỡng, trẻ ở tuổi vị thành niên phải phạm tội ít nhất hai lần; đứa trẻ đó phải có đơn của bố mẹ nói rằng, họ không thể giáo dục được con nên nhờ nhà trường dạy hộ. Thế nhưng rất ít bố mẹ làm đơn và nghiễm nhiên, khi nhà trường đuổi học, những em phạm tội lần đầu chỉ còn mỗi cách là “tạt” ra ngoài xã hội.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm