| Hotline: 0983.970.780

Báo Nông nghiệp Việt Nam đồng hành cùng cây thanh long

Thứ Ba 21/06/2022 , 09:19 (GMT+7)

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đồng hành cùng ngành nông nghiệp phổ biến rộng rãi, đầy đủ, đúng những thông tin về chủ trương, chính sách và định hướng phát triển thanh long.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thăm vườn thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: KS.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan thăm vườn thanh long ở Bình Thuận. Ảnh: KS.

Đó là thông tin chia sẻ của ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận về chủ đề “nhà báo và kết nối trong tiêu thụ nông sản”.

Báo chí với cây thanh long

Với khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, tỉnh Bình Thuận đã phát triển trở thành “thủ phủ” thanh long của cả nước và được xác định là cây lợi thế, đặc sản của địa phương này. Tính đến cuối năm 2021, diện tích thanh long của tỉnh này đạt 33.750 ha (chủ yếu là thanh long ruột trắng), sản lượng thanh long đạt 700.000 tấn.

Theo Sở NN-PTNT Bình Thuận, địa phương có hơn 30.000 hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long, hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 70.000 – 80.000 lao động. Có thể nói, giá trị xuất khẩu của thanh long Bình Thuận chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất cây ăn quả.

Nếu giá ổn định, với 1 ha trồng thanh long, tổng doanh thu từ 300 - 350 triệu đồng/năm, nông dân lợi nhuận bình quân khoảng 120 - 150 triệu đồng. Vì vậy, cây thanh long đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh Bình Thuận.

Tuy nhiên thời gian qua do ảnh hưởng của dịch nệnh Covid-19; đặc biệt, phía Trung Quốc thực hiện chính sách “zero Covid-19” đã dẫn đến tình trạng tiêu thụ nông sản trên cả nước nói chung và thanh long nói riêng gặp nhiều khó khăn.

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận. Ảnh: NL.

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận. Ảnh: NL.

Ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận, cho biết, trong bối cảnh tiêu thụ nông sản khó khăn như vậy, những thông tin như thanh long rớt giá thê thảm hay ồ ạt chặt thanh long đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của bà con nông dân trong việc chăm sóc, sản xuất thanh long. Từ đó kéo theo ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, nhất là tình hình dịch bệnh trên cây thanh long trong đó có đốm nâu. Nếu người trồng lơ là không chăm sóc tốt sẽ phát sinh gây hại trong điều kiện thời tiết mưa nhiều.

Bình Thuận là thủ phủ sản xuất thanh long của cả nước. Ảnh: KS.

Bình Thuận là thủ phủ sản xuất thanh long của cả nước. Ảnh: KS.

Về Báo Nông nghiệp Việt Nam, ngành nông nghiệp Bình Thuận bày tỏ cảm ơn trong suốt thời gian qua đã luôn đồng hành cùng với ngành để phổ biến rộng rãi, đầy đủ, đúng những thông tin về chủ trương, chính sách và định hướng phát triển thanh long của tỉnh với chuỗi loạt bài: Tìm hướng đi cho trái thanh long; cũng như tuyên truyền, vận động, khuyến khích bà con nông dân yên tâm sản xuất thanh long trong tình hình việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn như chuỗi loạt bài: Không nên vội vàng phá bỏ thanh long. Từ đó giúp người trồng và người tiêu thụ có định hướng liên kết sản xuất, tiêu thụ thanh long được bền vững trong thời gian đến.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận tiếp tục đồng hành với báo chí

Theo ông Phan Văn Tấn, trong thời gian qua, bám sát chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đã phối hợp tốt với các Sở ngành liên quan và các địa phương trong công tác chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh. Đến nay, diện tích sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh tuy có giảm song người dân đã tập trung, chú trọng hơn đến khâu sản xuất theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng và đáp ứng nhu cầu của các thị trường khó tính.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm Công ty sản xuất và chế biến thanh long phục vụ xuất khẩu. Ảnh: MH.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm Công ty sản xuất và chế biến thanh long phục vụ xuất khẩu. Ảnh: MH.

Cụ thể, tính đến tháng 6/2022, diện tích thanh long của tỉnh Bình Thuận khoảng 30.778 ha, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh có 12.297 ha thanh long được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP và 560 ha được cấp Giấy chứng nhận GlobalGAP.

Để đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu thanh long cần phải có mã số vùng trồng trước khi xuất khẩu; thời gian qua UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành nông nghiệp hỗ trợ nông dân thực hiện các quy định trong sản xuất sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) để bảo đảm an toàn, chất lượng sản phẩm; sức khỏe, an toàn lao, bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc; quản lý, giám sát chặt chẽ mã số vùng trồng và mã số nhà đóng gói theo đúng quy định.Vì vậy đến nay ngành nông nghiệp đã đề nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp 556 mã số vùng trồng và 277 mã số cơ sở đóng gói xuất sang thị trường Trung Quốc và các thị trường khác.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương trên địa bàn cũng đã tích cực tập trung triển khai thực hiện chính sách khuyến khích hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định 98/2018/NĐ-CP.

Cây thanh long đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long. Ảnh: MH.

Cây thanh long đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long. Ảnh: MH.

Đến nay, đã có 3 dự án cấp huyện đã được phê duyệt gồm: Dự án liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm thanh long của HTX dịch vụ sản xuất thanh long Hàm Minh 30; Dự án liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm thanh long của cơ sở thu mua thanh long Triều Bảo; Dự án liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm thanh long của cơ sở thu mua thanh long Bối Trác.

Ngoài ra, 1 dự án cấp tỉnh đã thông qua Hội đồng thẩm định cấp tỉnh là dự án liên kết sản xuất thanh long chuỗi giá trị theo tiêu chuẩn GlobalGAP của HTX thanh long Thuận Tiến và 1 dự án chuẩn bị thông qua Hội đồng thẩm định cấp tỉnh là dự án chuỗi liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoăc chế biến gắn với tiêu thụ thanh long tại Hợp tác xã dịch vụ thanh long hữu cơ Phú Hội.

Điểm sáng hiện nay là một số HTX trên địa bàn tỉnh vẫn sản xuất, tiêu thụ thanh long ổn định như HTX Thuận Tiến, HTX Hòa Lệ, HTX sản xuất thanh long hữu cơ Phú Hội...

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Thuận khẳng định: “Công tác thông tin tuyên truyền thông qua kênh báo chí nói chung, Báo Nông nghiệp Việt Nam nói riêng đã góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh trong thời gia qua. Do vậy, trong thời gian đến, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đồng hành cùng với Báo Nông nghiệp Việt Nam để thông tin đến bà con nông dân về chủ trương, định hướng phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh”.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận đang nâng cao chất lượng trái thanh long để phục vụ xuất khẩu. Ảnh: KS.

Ngành nông nghiệp Bình Thuận đang nâng cao chất lượng trái thanh long để phục vụ xuất khẩu. Ảnh: KS.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (Khóa XIV) ngày 10/9/2021 về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao; Quyết định số 80/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XIV) ngày 10/9/2021 về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao; trong thời gian đến, tỉnh Bình Thuận định hướng phát triển thanh long theo hướng tập trung, nâng cao giá trị, phù hợp với quy hoạch và nhu cầu thị trường; không phát triển trồng mới thanh long, ổn định diện tích thanh long hiện có.

Cùng với đó đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng chất lượng, an toàn, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, xây dựng và quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng gắn với truy xuất nguồn gốc. Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng thanh long ứng dụng công nghệ cao, vùng thanh long hữu cơ; đẩy mạnh việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ở tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất thanh long. Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, bảo đảm kiểm soát được chất lượng, an toàn, môi trường, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu thị trường.

Theo ông Phan Văn Tấn, tỉnh Bình Thuận sẽ đẩy mạnh phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt, hiệp hội, hợp tác xã, tổ hợp tác làm cầu nối, dẫn dắt thúc đẩy phát triển sản xuất, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và chuỗi giá trị sản xuất.

Đồng thời sẽ đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại và giao lưu khách hàng bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối thị trường tiêu thụ thanh long của tỉnh với chuỗi cung ứng thanh long trong và ngoài nước;

Tăng cường nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường, cung cấp kịp thời cho các địa phương, doanh nghiệp và người dân để điều chỉnh sản xuất phù hợp;

Tăng cường chuyển đổi số và thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thanh long.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.