| Hotline: 0983.970.780

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thứ Ba 23/07/2024 , 08:28 (GMT+7)

Rạng sáng nay, 23/7, bão số 2 đã áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Do ảnh hưởng của bão, nhiều cây to bị gió quật đổ.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy kiểm tra tình hình bão số 2 ở Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Tiến Thành.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy kiểm tra tình hình bão số 2 ở Móng Cái, Quảng Ninh. Ảnh: Tiến Thành.

Rạng sáng nay, 23/7, bão số 2 đã áp sát bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9; tại Cửa Ông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; Đầm Hà (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Ở khu vực ven biển phía Đông Bắc bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Vân Đồn (Quảng Ninh) 108mm,...

Các địa phương chưa có thiệt hại về người. 

Các địa phương chưa có thiệt hại về người. 

Tất cảTổng thuật

9 giờ 40 phút

Bão số 2 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

z5659438603583_788a0a0015a9a2bdbf31e21d9db70ce4

Ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, kiểm tra tình hình mưa bão tại tổ 2, khu 7A, phường Hồng Hải, TP Hạ Long.

Trên địa bàn TX Quảng Yên chỉ còn mưa nhỏ. Hiện địa phương đang yêu cầu các lực lượng chức năng khẩn trương khắc phục tình trạng cây đổ trên các tuyến đường, tránh làm ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông.

Ngoài ra, tại xã Cẩm La, do khu vực cánh đồng trũng thoát nước chưa kịp, khả năng bị ngập úng thiệt hại khoảng 30ha lúa mới gieo sạ.

Nhập chú thích ảnh

Cây xanh đổ gãy trên tuyến đường thuộc phường Quảng Yên.

Thông tin nhanh thiệt hại do mưa bão

z5659325492707_23479a7322067b69efe2c290272a78ff

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tại tỉnh Bạc Liêu, mưa dông ngày 21/7 đã làm 3 người bị thương do cây đổ khi đang tham gia giao thông.

Tại Nghệ An, mưa lớn ngày 21/7 đã gây thiệt hại: 4 nhà, gần 40 ha hoa màu, 60 con gia súc, gia cầm, hơn 2.000m2 ao cá, 5 công trình thủy lợi.

Tại Đồng Tháp, mưa kèm dông lốc ngày 22/7 đã làm 47 nhà bị hư hỏng, tốc mái.

Tại Quảng Ninh, gió bão làm 1 tàu xi măng dưới 15m, 1 xuồng cao tốc nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu trên đảo Cô Tô.

9 giờ 40 phút

Thanh Hóa rà soát, sơ tán người dân khỏi vùng sạt lở

z5659484364432_37de8e95ab2ece2d5052f8afa462dfe6

Các địa phương trong tỉnh chủ động kiểm tra, khảo sát các khu vực ven sông, ven biển có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh để lập kế hoạch, chủ động xử lý, khắc phục kịp thời.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành công điện yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm để bảo đảm an toàn, nhất là các hộ dân tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét.

Theo yêu cầu tại công điện của Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, các địa phương cần bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các đơn vị, sở, ngành, địa phương chủ động bố trí lực lượng ứng trực tại các khu vực trọng điểm, xung yếu để sẵn sàng ứng cứu, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Riêng đối với các địa phương ven biển, Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu cần phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn.

9 giờ 35 phút

Bắc Giang tập trung phòng, chống mưa bão cho 2 huyện miền núi

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang cho biết, trong 2 ngày 23 và 24/7, trên địa bàn tỉnh có khả năng xảy ra mưa vừa đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 80-120mm. Riêng 2 huyện miền núi hướng Quảng Ninh, là Sơn Động, Lục Ngạn, lượng mưa có thể từ 100-150mm.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ, ngập lụt. Ngoài ra, chủ động sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là các hộ tại khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miề núi. Bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn, hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông qua các ngầm tràn, khu vực có khả năng ngập sâu, nước chảy xiết; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn.

Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo bảo vệ đàn vật nuôi, nâng cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ, làm rèm che chắn để tránh mưa tạt, gió lùa. Bên cạnh đó, chuẩn bị sẵn phương án di dời vật nuôi lên những vùng đất cao bằng cách làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn và bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc.

9 giờ 25 phút

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa lên đường trực tiếp chống bão

z5659389993067_5112fec71a0570c5a38390d5422a18bb

Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo công tác phòng, chống lụt bão tại khu vực lòng hồ Cửa Đạt, huyện Thường Xuân.

Sáng 23/7, đoàn công tác của tỉnh do ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có mặt tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để chỉ đạo trực tiếp công tác ứng phó với bão số 2. Cùng đi có ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT cùng lãnh đạo huyện Thường Xuân, Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa.

Tại đây, đoàn đã trực tiếp kiểm tra việc đảm bảo an toàn vận hành hồ chứa thủy lợi Cửa Đạt. So với năm 2023, mực nước tại hồ Cửa Đạt cao hơn 3m nhưng chưa vượt ngưỡng an toàn. Tại đây, các phương án đảm bảo an toàn hồ chứa theo phương châm "4 tại chỗ" đang được thực hiện tốt, sẵn sàng ứng phó nếu xảy ra sự cố. Các hồ chứa trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng đang đáp ứng tốt sức chứa, đảm bảo công tác phòng, chống thiên tai do bão số 2 gây ra.

Trong diễn biến có liên quan, theo báo cáo nhanh của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh có 6.037 phương tiện/21.691 lao động. Tính đến chiều 22/7, có 5.377 phương tiện/17.957 lao động đã neo đậu tại bến. Hiện còn 660 phương tiện/3.734 lao động đang hoạt động trên biển; cụ thể, tại khu vực Vịnh Bắc Bộ 654 phương tiện/3.674 lao động; Nam Biển Đông 6 phương tiện/60 lao động.

Các phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được thông tin về cơn bão số 2 và thường xuyên giữ liên lạc với cơ quan chức năng, gia đình, chính quyền địa phương.

Hiện, các huyện, thị xã, thành phố ven biển đang tích cực phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiếp tục hướng dẫn các tàu thuyền, phương tiện (bao gồm cả tàu du lịch) còn hoạt động trên biển, ven biển chủ động thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú an toàn; có biện pháp bảo đảm an toàn đối với hoạt động du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản trên biển, ven bờ.

9 giờ 10 phút

Hải Phòng chưa ghi nhận sự cố, thiệt hại do bão số 2

z5659324075005_adba2d2c9343e7bb4596642c75eaf331

Bão tràn qua, cây cối bật gốc đổ la liệt trên đảo Bạch Long Vĩ.

Sáng 23/7, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng cho biết, ảnh hưởng bão số 2, tại đảo Bạch Long Vĩ và vùng biển Hải Phòng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông mạnh, khu vực đất liền Hải Phòng có gió mạnh cấp 5-6, giật cấp 8-9. Độ cao sóng 2,0-3,0m, vùng biển ven Hải Phòng sóng biển cao 1,5-2,0m. Dự báo, chiều 23/7, ven biển Hải Phòng có triều cường cao, mực nước tại Hòn Dấu 3,8-4,0m, làm chậm quá trình thoát lũ trên các sông, gây ngập tại khu vực trũng, thấp ven biển, ven sông.

Từ 19h00 ngày 22/7 đến ngày 6h ngày 23/7, trên địa bàn thành phố có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa ghi nhận như sau: tại huyện Cát Hải từ 150-200mm; tại các quận, huyện Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, An Lão, An Dương, Kiến An, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn từ 25-55mm.

z5659331001893_e4a21bb60da661bb8d3fe90284b6a556

Tại Cát Bà, 100% nhân dân trên các bè nuôi trồng thủy sản đã về nơi tránh trú an toàn, đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận thiệt hại người và tài sản.

Tại huyện Cát Hải, ngập úng cục bộ tại một số điểm trũng thấp do mưa, các địa phương khác trên điạ bàn thành phố chưa ghi nhận tình trạng ngập lụt.

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn thành phố Hải Phòng chưa ghi nhận sự cố, thiệt hại do bão.

Dự báo, từ sáng 23/7 đến ngày 24/7, khu vực Hải Phòng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông, lượng mưa các nơi như sau: Lượng mưa tại các quận/huyện: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, An Lão, An Dương, Kiến An, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Hải An, Dương Kinh, Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải từ 80-120mm, có nơi trên 150mm, riêng huyện đảo Bạch Long Vĩ từ 30-60mm.

Nhập chú thích ảnh
Nhập chú thích ảnh
Tại Đồ Sơn, ghi nhận gió mạnh cấp 5 cấp 6, do không phải thời điểm triều cường nên nước biển dâng ở mức trung bình, khoảng 2m, chưa ghi nhận thiệt hại. Trước khi bão đổ bộ, đồn Biên phòng Đồ Sơn chủ trì, cùng UBND các phường tổ chức kiểm đếm, thông báo, kêu gọi 115 phương tiện với 402 lao động chủ động phòng tránh, di chuyển vào nơi tránh trú an toàn.

Tại Đồ Sơn, ghi nhận gió mạnh cấp 5 cấp 6, do không phải thời điểm triều cường nên nước biển dâng ở mức trung bình, khoảng 2m, chưa ghi nhận thiệt hại. Trước khi bão đổ bộ, đồn Biên phòng Đồ Sơn chủ trì, cùng UBND các phường tổ chức kiểm đếm, thông báo, kêu gọi 115 phương tiện với 402 lao động chủ động phòng tránh, di chuyển vào nơi tránh trú an toàn.

Sẵn sàng lượng giống lúa gieo cấy bổ sung trong trường hợp ngập trắng

Untitled

Mưa lớn kéo dài gây ngập úng các ruộng lúa ở Nam Định. Ảnh: Gia đình & Xã hội.

Theo Sở NN-PTNT Nam Định, trong đợt mưa lớn từ ngày 14-18/7, lượng mưa bình quân toàn tỉnh 260mm, cục bộ một số nơi mưa to, lượng mưa lớn như: Nghĩa Hưng (463mm), Ý Yên (378mm), Nam Trực (329mm), Hải Hậu (286mm)…

Đợt mưa cũng trùng vào thời điểm triều cường và xả lũ từ các hồ thủy điện nên việc tiêu úng rất khó khăn, gây ngập úng và có nguy cơ gây thiệt hại nặng cho các trà lúa Mùa. Ước tính toàn tỉnh có khoảng 35.000ha lúa (50% diện tích) phải gieo cấy lại và dặm tỉa, tập trung ở các huyện: Hải Hậu, Ý Yên, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Trực Ninh.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của bão số 2, trong những ngày tới, các tỉnh miền Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Trước tình hình trên, Sở NN-PTNT Nam Định đề nghị các địa phương: Khẩn trương kiểm tra, đánh giá, phân loại mức độ thiệt hại của từng vùng, từng cánh đồng để có biện pháp chỉ đạo khắc phục và chăm sóc kịp thời, phù hợp.

Những diện tích lúa bị ngập úng dưới 48 giờ khả năng thiệt hại nhỏ, chờ sau khi nước rút 3-4 ngày chăm sóc theo quy trình hướng dẫn.

Những diện tích lúa bị ngập trắng và phất phơ từ 48-72 giờ khả năng thiệt hại khoảng 30-70% số cây. Do đó, cần tận dụng mạ dư, mạ dự phòng để cấy dặm hoặc cấy dồn. Sau khi lúa hồi phục hoàn toàn thì bón bổ sung 1 kg đạm urea + 5 kg lân supe + 2 kg kali/sào.

Những diện tích lúa bị ngập trắng và phất phơ trên 72 giờ, diện tích lúa mới sạ có nguy cơ bị mất trắng. Do đó, cần chủ động tính toán diện tích, lượng mạ dự phòng còn lại, chuẩn bị giống lúa ngắn ngày (TH3-3, QR1, TBR 225, KD18) để ngâm gieo bổ sung; gieo theo phương thức mạ nền để cấy khi mạ đạt 2,0 - 2,5 lá hoặc áp dụng phương thức mạ khay - máy cấy. Hoàn thành gieo cấy xong trước ngày 8/8/2024.

Chỉ đạo của Cục Trồng trọt: Sẵn sàng hạt giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày để gieo cấy lại khi cần

Trước diễn biến phức tạp của bão số 2, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) khuyến cáo các địa phương: Khi có sự cố úng ngập, tập trung tiêu úng, thoát nước cho diện tích lúa bị ngập úng; huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm điện, bơm dầu để bơm cưỡng bức kết hợp với tháo nước nhanh khi triều xuống để cứu lúa vùng bị ngập; ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích lúa bị ngập nặng, diện tích mạ còn lại. Có phương án chuẩn bị đủ lượng hạt giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày để gieo cấy lại trong trường hợp cần thiết.

Với vùng rau màu, chuyên màu: Nông dân thu hoạch kịp thời diện tích đã đến thời kỳ thu hoạch để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, đồng thời chủ động khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng rau màu mới gieo trồng, chưa đến thời kỳ thu hoạch; chuẩn bị hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau. Tăng cường công tác dự tính, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại, đặc biệt sự bùng phát của bệnh lùn sọc đen, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh bạc lá... sau bão để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.

Đối với cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm: Tập trung thu hoạch nhanh, gọn, đặc biệt đối với nhãn đã đủ tuổi thu hoạch. Đồng thời, chỉ đạo người dân tiến hành cắt, tỉa tán, dọn vệ sinh tạo thông thoáng cho vườn cây công nghiệp, cây ăn quả để đề phòng bão lớn, lũ, ngập úng.

Sau bão, lũ, ngập úng cần khẩn trương đào mương ở các mặt luống để thoát nước, xới phá váng để rễ cây được thông thoáng và triển khai các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bón phân để phục hồi vườn cây. Ngoài ra, chủ động nguồn giống để tiến hành trồng dặm hoặc trồng tái canh các diện tích bị thiệt hại.

8 giờ 30 phút

Tình hình mưa bão tại TP Hạ Long

Nhiều cây xanh gãy đổ trên một số tuyến phố Hạ Long. 

Nhiều cây xanh gãy đổ trên một số tuyến phố Hạ Long. 

Cây xanh bị gió quật đổ trước cổng trụ sở Nhà in Quảng Ninh.

Cây xanh bị gió quật đổ trước cổng trụ sở Nhà in Quảng Ninh.

Một số khu vực của TP Hạ Long đã bị ngập. 

Một số khu vực của TP Hạ Long đã bị ngập. 

Trên địa bàn TP Hạ Long, từ sáng sớm nay có gió cấp 5-6, giật cấp 7; lượng mưa đo được trong đêm qua trung bình trên 79,6mm. 

Tại một số tuyến đường khu vực các phường: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Cao Thắng, Cao Xanh, Hồng Hải… xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ; cây xanh, bảng biển quảng cáo, cột điện đổ gây ảnh hưởng đến các phương tiện đi lại.

Đến 8h sáng, mưa đã ngớt. Một số khu vực của TP hiện đang bị cắt điện. 

8 giờ 25 phút

Tình hình mưa bão tại Quảng Yên, Uông Bí, Đông Triều

Khu vực thượng ngồn sông Sinh hiện ở mực nước bình thương, không dâng cao.

Khu vực thượng ngồn sông Sinh hiện ở mực nước bình thương, không dâng cao.

Do ảnh hưởng của bão số 2, trên địa bàn TX Quảng Yên, TP Uông Bí và TX Đông Triều đang mưa to kèm theo gió.

Tại TX Đông Triều, 8/8 cống tiêu thoát nước qua đê đều nhấc hết khẩu độ cống thoát nước từ đồng ra đê.

TP Uông Bí do làm tốt khâu tiêu thoát nước đệm trong đêm qua nên chưa ghi nhận các điểm ngập lụt nào. Uông Bí cũng đang phát đi cảnh báo nguy cơ sạt lở đất tại một số điểm.

Theo ghi nhận ban đầu đến thời điểm này cả 3 địa phương chưa có thiệt hại lớn do bão số 2 gây ra.

8 giờ 20 phút

Tình hình mưa bão tại TP Cẩm Phả

Nước ngập sâu trên QL 18 khu Quang Hanh, Cẩm Phả. 

Nước ngập sâu trên QL 18 khu Quang Hanh, Cẩm Phả. 

Do ảnh hưởng của bão số 2 gây mưa lớn, hiện nay trên QL 18 đoạn Km138+300 (cổng vào Osen), phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả bị ngập, phương tiện không thể di chuyển. Cơ quan chức năng đã phân công Đội CSGT-TT, Công an TP Cẩm Phả phối hợp với công an các phương, bố trí lực lượng canh gác, cảnh báo người và phương tiện không đi vào vùng nước ngập; bố trí tổ công tác túc trực tại nút giao Cẩm Đông hướng dẫn, phân làn người phương tiện có nhu cầu di chuyển hướng Cửa Ông về Hạ Long trên QL18 lưu thông theo tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả.

8 giờ 10 phút

Tình hình mưa bão tại huyện Vân Đồn

Mưa và gió đã giảm đáng kể trên địa bàn huyện Vân Đồn.

Mưa và gió đã giảm đáng kể trên địa bàn huyện Vân Đồn.

Hiện tại trên địa bàn huyện Vân Đồn đang có mưa nhỏ; gió trên đất liền giật khoảng cấp 6-7.

Theo tổng hợp nhanh của huyện, hiện có nhiều cây xanh trên một số tuyến đường Tỉnh lộ 334 bị bật gốc và gãy đổ; chưa thấy xuất hiện tình trạng ngập lụt cục bộ xảy ra.

8 giờ 05 phút

Tình hình mưa bão tại huyện Cô Tô

Nhiều cây cối khu vực trung tâm thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô bị gãy đổ.

Nhiều cây cối khu vực trung tâm thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô bị gãy đổ.

Từ đêm qua đến sáng nay, trên địa bàn huyện Cô Tô có gió Bắc và Đông Bắc mạnh dần lên cấp 7-8, có lúc cấp 10, giật cấp 11; mưa to cả đêm. Hiện nay, gió chuyển hướng Nam, mưa nhỏ dần. Do ảnh hưởng của bão, trên địa bàn huyện Cô Tô có 1 tàu xi măng (trong âu cảng, thuộc địa bàn thị trấn Cô Tô) và 1 xuồng cao tốc nhỏ đậu gần bến khu 1, thị trấn Cô Tô, bị đắm; 50 cây xanh ven đường bị đổ, gãy; một số lều lá, quán lá tại các bãi biển bị gió thổi siêu vẹo, tốc bay.

Hiện tại Cô Tô, các hồ đập, công trình xây dựng an toàn, không có sạt lở, ngập úng, không có thiệt hại về người.

7 giờ 30 phút

Tình hình mưa bão tại TP Móng Cái

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, đêm qua trên địa bàn TP Móng Cái có gió cấp 5-6, giật cấp 7. Lượng mưa đo được trung bình trên 40mm, có thời điểm mưa lớn tầm 60 đến 90mm. Đến thời điểm 7h30 ngày 23/7, trên địa bàn TP Móng Cái trời đã lặng gió, ngừng mưa, có lúc hửng nắng.

Xem thêm
Thứ trưởng Trần Thanh Nam: Cần giải quyết sớm việc xen ghép, ổn định dân cư

Ngày 18/9, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT làm việc với tỉnh Tuyên Quang về khảo sát và đề xuất bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai sau bão số 3.

Các doanh nghiệp cam kết không tăng giá bán giống, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ tối đa khôi phục sản xuất

Tất cả các doanh nghiệp đều cam kết không tăng giá bán giống, các loại vật tư nông nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ tối đa, đồng hành cùng bà con khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

Vì sao đây là thời điểm tốt nhất để mua VinFast VF 7?

Loạt chính sách mới được công bố dành cho khách hàng mua VinFast VF 7 đang khiến nhiều người có ý định chốt cọc VF 7 hồ hởi.

Hậu phương vùng lũ quét Làng Nủ

Người phụ nữ nhanh nhẹn như con thoi chạy qua chạy lại giữa hai điểm trường Làng Nủ; chiếc điện thoại lúc nào cũng nóng ran bởi các cuộc điện thoại liên tục đổ về.

Bình luận mới nhất