| Hotline: 0983.970.780

Môi trường nuôi trồng thủy sản - Thách thức lớn

Bảo vệ môi trường để phát triển nghề nuôi cá tra

Thứ Sáu 09/12/2016 , 07:20 (GMT+7)

Những năm gần đây, tỷ lệ hao hụt khi nuôi cá tra ngày càng cao, thậm chí có ao nuôi cá hao hụt hơn 50%, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nguyên nhân chính do môi trường nước trên các sông rạch vùng nuôi cá tra ngày càng xấu đi, chất thải nuôi cá tra đổ ra khiến dịch bệnh diễn biến phức tạp...

16-03-41_nh-1-moi-truong-nuoi-c-tr-o-dbscl
Cấp bách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường để phát triển bền vững nghề nuôi cá tra
 

Vùng ĐBSCL có dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua với chiều dài mỗi con sông khoảng 220 km, điều kiện thủy văn phù hợp nên hoạt động nuôi cá tra trên các ao ven sông, trên cồn phát triển thuận lợi (dễ dàng lấy nước).

Thêm vào đó kỹ thuật nuôi không quá khó nên nghề nuôi cá tra phát triển mạnh, nhất là trong vài năm trở lại đây. Hầu hết các tỉnh có lợi thế nuôi cá tra ao thâm canh đều có quy hoạch vùng nuôi cá tra.

Theo báo cáo của các địa phương, hiện nay diện tích thả nuôi cá tra thâm canh vùng ĐBSCL khoảng 5.000 ha. Các công nghệ về sản xuất con giống, thức ăn, quy trình nuôi thâm canh ngày càng hoàn thiện, quy mô nuôi ngày càng lớn.

Nuôi thâm canh là quá trình bao gồm một lượng lớn vật liệu được đưa vào, sau đó chỉ một lượng nhỏ vật nuôi được thu hoạch, phần còn lại là chất thải đưa ra môi trường bên ngoài. Thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là giàu đạm, phospho là nguồn tác động mạnh đến chỉ số nước. 

Theo tính toán của những người nuôi cá, để có được 01 kg cá tra nguyên liệu phải tiêu tốn khoảng 1,7-2 kg thức ăn tổng hợp, như vậy cứ mỗi ký cá nguyên liệu có 0,7-1 kg chất thải của cá (kể cả lượng thức ăn dư thừa) thải vào ao nuôi. Trong khi đó thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2015 toàn vùng ĐBSCL cung ứng cho các nhà máy chế biến 01 triệu tấn cá tra.

Như vậy trong năm 2015 đã có gần 01 triệu tấn chất thải từ có nguồn gốc từ thức ăn nuôi cá trong các ao nuôi cá thải ra. Ngoài ra, còn có một lượng không nhỏ hóa chất đưa xuống ao nuôi cá tra để xử lý môi trường, phòng trị dịch bệnh.

Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy cá da trơn chỉ hấp thu được 27-30% nitrogen (N), 16-30% photpho (P) và khoảng 25% chất hữu cơ đưa vào từ thức ăn. Thử nghiệm nuôi cá da trơn trong 90 ngày cho thấy cá chỉ hấp thu được khoảng 37% hàm lượng N và 45% hàm lượng P trong thức ăn đưa vào ao nuôi.  Như vậy, để đạt được sản lượng trung bình khoảng 200 tấn cá/ha với hệ số chuyển đổi thức ăn FCR là 1,8 cần sử dụng lượng thức ăn tối thiểu là 360 tấn và lượng chất hữu cơ thải ra môi trường gần 290 tấn.

Giải pháp cải thiện chất lượng nước trong ao nuôi cá tra hiện nay là thay nước. Như vậy, chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm được cho ra khỏi ao và được thay thế bằng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi.  

Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời, không thể loại bỏ được hiểm họa của chính nó. Với việc loại bỏ những chất thải không được kiểm soát và quản lý trong điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi cá tra phát triển kém, thoát nước không đảm bảo thì chất thải từ khu nuôi này sẽ theo nguồn nước cấp đi vào khu nuôi khác. 

Theo Trung tâm nghiên cứu môi trường và xử lý nước (Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam), tại Tiền Giang, mức độ ô nhiễm của vùng nuôi cá tra là khá lớn, đặc biệt là chất ô nhiễm dạng Nitơ. Có tới 80- 82% hàm lượng Nitơ hòa tan dưới dạng NH4+. Xét giá trị hàm lượng Cácbon (C) cho thấy 32-46% hàm lượng C ở dạng hòa tan trong nước và 54- 68% ở dạng lơ lửng.

Như vậy, với lượng chất thải lớn và nồng độ các chất ô nhiễm khá cao, chất thải từ ao nuôi cá tra đã và đang tác động rất lớn đến môi trường nước, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến nghề nuôi mà còn tác động đến sinh hoạt của người dân.

Quy hoạch và bảo vệ môi trường nuôi cá tra

Nghề nuôi cá tra thâm canh ở ĐBSCL hiệu quả cao và có nhiều tiềm năng phát triển.

Tuy nhiên, nếu tiếp tục bỏ quên vấn đề bảo vệ môi trường thì tình trạng suy thoái môi trường do nuôi cá sẽ tác động mạnh đến nghề nuôi và là cản trở lớn nhất cho việc phát triển con cá tra trong thời gian tới.

Vì vậy, để nghề nuôi cá tra bền vững, ngay bây giờ song song với quy hoạch phát triển nghề nuôi cần chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường, trong đó quan trọng là tìm ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao để xử lý các chất thải phát sinh trong nuôi cá tra.

QT

 

Xem thêm
Trang trại heo Mavin đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP

Tháng 11/2024, 2 trang trại heo của Tập đoàn Mavin tại huyện Anh Sơn (Nghệ An) và huyện Kbang (Gia Lai) chính thức được cấp Chứng nhận Global GAP, phiên bản S.L.P.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.