| Hotline: 0983.970.780

Bát nháo giấy kiểm dịch "đầu ra"

Thứ Ba 21/09/2010 , 11:09 (GMT+7)

Mỗi năm có hàng chục nghìn tấn thuỷ sản, thịt đông lạnh NK về VN nhưng giấy kiểm dịch “đầu ra” (nước XK) đang vô cùng bát nháo.

* Nhiều lô hàng không rõ xuất, xứ, hạn sử dụng

Một lô hàng động vật đông lạnh không NSX, không HSD được đưa vào VN

Mỗi năm có hàng chục nghìn tấn thuỷ sản, thịt đông lạnh NK về VN nhưng giấy kiểm dịch “đầu ra” (nước XK) đang vô cùng bát nháo. Đây có thể là kẽ hở để một số DN làm ăn bất chính tìm cách tuồn thực phẩm kém chất lượng vào nước ta.

Ngay sau khi “đầu vào” (tại VN) đưa ra biện pháp mạnh ngăn chặn thực phẩm đông lạnh “bẩn”, lập tức nguồn thịt này NK vào nước ta từ đầu năm 2010 đến nay đã giảm hơn phân nửa so với cùng kỳ. Cụ thể, tính đến đầu tháng 9/2010, VN nhập trên 43.800 tấn thịt đông lạnh, chủ yếu là thịt gà (năm 2008 – 2009 nhập khoảng 115.000 tấn/năm). Ngoài ra, cũng có trên 22.700 tấn thuỷ sản đông lạnh được nhập về VN.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Bình – GĐ Cơ quan Thú y Vùng VI, khi kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch các lô hàng NK thì tất cả đều không đồng nhất một mẫu giấy. Cụ thể, trong cùng một quốc gia nhưng các lô hàng xuất sang VN lại do nhiều cơ quan có thẩm quyền cấp: có giấy của Bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp cấp, có giấy của Bộ Kinh tế cấp, cá biệt có một số lô hàng chỉ có giấy chứng nhận của nhà sản xuất cấp. Đặc biệt, một số lô hàng thủy sản xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản có giấy chứng nhận từ cơ quan thú y nước này nhưng nội dung chỉ chứng nhận bệnh của động vật trên cạn mà không chứng nhận cho thuỷ sản.

“Trong khi đó, theo quy định của Chính phủ VN thì các nước có động vật đông lạnh XK vào nước ta phải cung cấp mẫu giấy kiểm dịch thống nhất. Nhưng đến giờ chúng tôi vẫn chưa có bất kỳ mẫu giấy kiểm dịch có tính pháp lý chính thống của nước nào” – ông Bình nói. Về vấn đề này, ông Phạm Văn Đông - Trưởng phòng Kiểm dịch động vật (Cục Thú y) cho biết, Cục đã làm việc với đại diện một số nước yêu cầu họ sớm cung cấp mẫu giấy kiểm dịch, nhưng chẳng hiểu sao đối tác vẫn chưa có động tĩnh gì.

Không chỉ lo ngại về giấy kiểm dịch “đầu ra”, qua kiểm tra nhiều lô hàng đông lạnh vào VN còn thấy trên bao bì không có ngày sản xuất và không có hạn sử dụng. Cá biệt có một số lô hàng trên thùng không thể hiện bất kỳ thông tin gì của hàng hóa, kể cả tên hàng cũng không thể hiện. Một số lô hàng thể hiện nơi đến (nước NK) là Trung Quốc, Nga nhưng thực tế lại đưa về VN. Đặc biệt, tình trạng hàng đông lạnh “bẩn” vẫn tiếp tục đổ về nước ta nhưng rất may đã bị cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn. Theo ông Bình, từ đầu đầu năm 2010 đến nay, trung bình mỗi tháng có 2 container buộc phải tái xuất vì không đạt yêu cầu. Tổng cộng trong 8 tháng đầu năm đã có 16 lô hàng với tổng trọng lượng trên 422 tấn đùi, cánh gà có nguồn gốc từ Mỹ, Argentina bị buộc rời khỏi VN.

Và để tiếp tục quản lý chặt nguồn hàng đông lạnh, Cơ quan Thú y vùng VI cũng vừa tổ chức cuộc họp với trên 100 DN để thông báo chính thức các nội dung Chính phủ quy định về NK sản phẩm động vật đông lạnh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: Tất cả các lô hàng rời khỏi cảng (nước xuất) sau ngày 1/9/2010 (thời điểm Thông tư 25 có hiệu lực) bắt buộc phải trình được 2 giấy kiểm dịch và VSATTP do cơ quan có thẩm quyền của nước XK cấp (“đầu vào” tại VN vừa gộp chung kiểm dịch và VSATTP vào chung mẫu 23a và 7a, NNVN đã phản ánh). Trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu trên, DN sẽ bắt buộc phải tái xuất và tiêu hủy toàn bộ lô hàng theo quy định.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm