| Hotline: 0983.970.780

Bắt quả tang cơ sở 'phù phép' tiêu lép thành tiêu chất lượng, bán giá cao

Thứ Tư 08/03/2017 , 07:30 (GMT+7)

Ngày 7/3, tin từ Công an huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) cho biết, sau một thời gian theo dõi, vừa qua Công an huyện Bù Gia Mập đã bắt giữ một vụ vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm tại xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập. Công an tạm giữ 676 kg hạt tiêu đã trộn tạp chất và 446 kg hạt tiêu khô...

Theo đó, khoảng 6 giờ 30 phút sáng ngày 4/3, tổ công tác của Công an huyện Bù Gia Mập phối hợp Công an xã Đa Kia bất ngờ ập vào kiểm tra hành chính tại hộ kinh doanh thu mua nông sản thuộc thôn 6, xã Đa Kia do bà Dư Thị Toàn (SN 1983) làm chủ.

13-09-58_nh-1
Các tạp chất được trộn chung và nấu chín
 

Qua khám xét phát hiện khu vực phía sau nhà, tổ công tác bắt quả tang ông Lê Đình Lệ (SN 1974) là chủ nhà và bà Nguyễn Thị Cúc (SN 1971) người làm thuê (trú thôn 5, xã Đa Kia) đang trộn các loại tinh bột màu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nấu trong hai nồi lớn tạo thành một loại dung dịch đặc sệt.

Tại hiện trường ông Lê Đình Lệ và bà Nguyễn Thị Cúc khai nhận, đã dùng tinh bột bắp và tinh bột gạo nếp nấu thành hợp chất dẻo, sau đó bỏ thêm tinh bột màu đỏ sẫm (không rõ xuất xứ và thành phần) để trộn chung với hạt tiêu lép rồi đem phơi nắng nhằm tạo ra sản phẩm mới là hạt tiêu chắc, có trọng lượng nặng hơn và màu sắc đen hơn.

13-09-58_nh-2
Ông Lệ và bà Cúc đang trộn hợp chất vừa nấu xong vào đống hạt tiêu lép để trộn đều cho kết dính vào hạt tiêu.

 

Còn bà Dư Thị Toàn, là chủ hộ kinh doanh thu mua nông sản thừa nhận, mỗi ngày bà Toàn cho nhân công pha trộn trên 300 kg hạt tiêu lép với tạp chất để tạo ra trên 360 kg hạt tiêu chắc và bán với giá cao hơn. Mỗi tạ tiêu lép sau khi “phù phép” sẽ kiếm lời thêm khoảng 900 ngàn đồng.

“Một tạ tiêu em mua về thì em làm thành 1,2 tạ. Một ngày em làm được 3 hơn tạ. Nhưng em đi mua tiêu trong dân thì em chỉ mua tiêu lép, tiêu lừng về em làm chứ em không dám làm tiêu chắc vì sợ ảnh hưởng tới chất lượng tiêu của bà con trồng tiêu.

 Cách pha chế thì chỉ pha tinh bột bắp với tinh bột gạo nếp và bỏ thêm một chút chất tinh bột màu đỏ sẫm em mua từ TP.HCM. Khi mua em hỏi chất này có ảnh hưởng tới sức khỏe không, thì họ nói là yên tâm, cái này là chất phẩm màu thực phẩm thường dùng trong pha chế nước và ăn uống chứ không ảnh hưởng gì”, bà Toàn nói.

Cũng theo bà Toàn, những sản phẩm hạt tiêu do gia đình bà làm ra chủ yếu bán cho các thương lái, rồi đem tiêu thụ ở các chợ trên địa bàn tỉnh để làm thực phẩm cho người tiêu dùng.

Qua khám xét, tổ công tác đã phát hiện một nhà kho chứa nguyên liệu gồm nhiều bao có chứa chất tinh bột màu vàng. Ông Lê Đình Lệ thừa nhận số tinh bột này thường dùng cho việc pha trộn với hạt tiêu của hộ gia đình ông.

Lực lượng Công an đã tạm giữ 500kg tinh bột màu vàng, 15kg tinh bột màu trắng và 1 hộp tinh bột màu đỏ sẫm khoảng 3g để trưng cầu phân tích giám định thành phần cấu tạo. Đồng thời tạm giữ 676 kg hạt tiêu đã trộn tạp chất và 446 kg hạt tiêu khô để tiếp tục hoàn tất hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.

13-09-58_nh-3
Sản phẩm hạt tiêu chắc đã trộn xong

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm