| Hotline: 0983.970.780

Bên 'dòng sông ánh sáng': Bừng sáng vùng biên giới

Thứ Sáu 30/08/2024 , 14:10 (GMT+7)

Sông Bé có chiều dài 350km, bắt nguồn từ cao nguyên tỉnh Đắk Nông, riêng đoạn chảy qua tỉnh Bình Phước dài khoảng 200km, được mệnh danh là 'dòng sông ánh sáng'.

Hơn nửa dòng sông Bé chảy qua tỉnh Bình Phước có đến 3 công trình thuỷ điện, là Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng, tạo ra hàng chục tỷ kWh điện, cùng với những hồ chứa nước dung tích hàng tỷ m3, góp phần quan trọng trong việc điều tiết, cung cấp nước cho công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt vùng hạ lưu.

Công trình thủy điện Thác Mơ, ở vùng thượng nguồn dòng sông Bé - thuộc địa phận các huyện Bù Gia Mập, Bù Đăng và thị xã Phước Long của tỉnh Bình Phước - không chỉ góp phần làm thay đổi diện mạo vùng quê heo hút, mà còn đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế tỉnh Bình Phước nói riêng, đất nước nói chung. 

Hồ thuỷ điện Thác Mơ nhìn từ núi Bà Rá. Ảnh: Hồng Thủy.

Hồ thuỷ điện Thác Mơ nhìn từ núi Bà Rá. Ảnh: Hồng Thủy.

Từ đỉnh núi Bà Rá cao gần 400m ở thị xã Phước Long có thể nhìn bao quát toàn cảnh công trình thủy điện Thác Mơ bên dưới, được bao quanh bởi núi rừng hùng vĩ, dòng nước cuồn cuộn từ thượng nguồn đổ xuống chân đập, tung bọt trắng xóa rồi sau đó hiền hòa trở lại khi gặp đập Thác Mơ, cảnh đẹp như một bức tranh.

Công trình thủy điện Thác Mơ có nhiệm vụ quan trọng là phát điện cung cấp điện năng cho Hệ thống điện Quốc gia, với công suất lắp máy 150MW và công suất đảm bảo 50 ÷ 55MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 600*106 KWh. Ngoài ra, với dung tích hơn 1,3 tỷ m3 nước, hồ chứa nước công trình còn có nhiệm vụ quan trọng khác là điều tiết dòng chảy hàng năm, giúp cắt giảm lũ cho vùng hạ du mùa nước lũ, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân vùng hạ lưu dọc 2 bên bờ sông Bé gồm Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương. Ngoài ra, công trình còn giúp hạn chế tối thiểu ô nhiễm môi trường, nguồn nước, xói lở trên lưu vực sông Bé.

Bên trong trung tâm điều hành nhà máy thủy điện Thác Mơ. Ảnh: Hồng Thủy.

Bên trong trung tâm điều hành nhà máy thủy điện Thác Mơ. Ảnh: Hồng Thủy.

Ông Nguyễn Văn Non, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (TMP) cho biết, đến nay, sau 29 năm vận hành, công trình đã sản xuất hơn 21 tỷ kWh điện, hoà vào lưới điện quốc gia, góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng, giúp Bình Phước tăng thu ngân sách khoảng 200 tỷ đồng mỗi năm.

“Thác Mơ là công trình thủy điện lớn đầu tiên do tư vấn Việt Nam chủ trì lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, khởi đầu thành công cho việc ngành điện tự lo nguồn vốn đầu tư xây dựng, thi công các nhà máy. Khi nguồn điện phát ra, âm thanh của dòng thác vang vọng bốn bề, bừng sáng một vùng biên giới, hồi sinh vùng đất từng bị bom đạn chiến tranh cày xới, đưa Thủy điện Thác Mơ hòa vào lưới điện quốc gia, đóng góp vào công cuộc kiến thiết nền kinh tế - xã hội của đất nước sau chiến tranh”, ông Non tự hào.

Là một trong những người đầu tiên tham gia dự án thủy điện Thác Mơ, ông Nguyễn Công Thắng, Quản đốc phân xưởng vận hành, nhớ lại: Sau giải phóng 1975, vùng đất Bù Đăng, Bù Gia Mập, Phước Long bây giờ, toàn núi rừng hoang vu, bom đạn cày xới, đi lại khó khăn. Những năm thập niên 80 của thế kỷ 20, cả nước và miền Nam “đói điện”, trong khi nhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp cần nguồn điện năng rất lớn. Vì thế, việc xây dựng nhà máy thủy điện là cấp bách. Ngay sau đó, Trung ương đã cấp tốc thực hiện khảo sát, thiết kế. Và tháng 11/1991, công trình chính thức khởi công. Sau 4 năm miệt mài san núi, bạt đồi, cắt tuyến mở đường, xây đập tích nước, đến ngày 6/1/1995, tổ máy số 1 đã chính thức khởi động. 4 tháng sau, tức ngày 30/4 năm đó, tổ máy số 2 được khởi động.

Một góc khu đập chính hồ thủy điện Thác Mơ. Ảnh: Hồng Thủy.

Một góc khu đập chính hồ thủy điện Thác Mơ. Ảnh: Hồng Thủy.

Năm 2010, TMP thành lập Trung tâm dịch vụ và sửa chữa cơ điện (MSC), với đội ngũ cán bộ công nhân có chuyên môn, được đào tạo bài bản, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp với Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 17025:2005 (VILAS) một cách hiệu quả, hiện đại. Vì thế, không chỉ thực hiện công tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên tại công ty đảm bảo chất lượng, tiến độ và tiết kiệm chi phí, công tác dịch vụ và sửa chữa thiết bị cơ điện của MSC cũng được các khách hàng đánh giá rất cao. Đến nay, MSC đã thu hút được rất nhiều khách hàng tiềm năng và mỗi năm lại thu hút thêm khách hàng tiềm năng mới.

Năm 2014, được sự đồng ý của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, TMP đã khởi công xây dựng mở rộng, nâng công suất từ 150 MW lên 225 MW, được đưa vào vận hành cuối năm 2017, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia 52 triệu kWh mỗi năm.

“Công trình không chỉ cung cấp điện năng cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đóng góp rất lớn cho việc ngăn lũ, điều tiết nước, đảm bảo cho tưới tiêu, sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của vùng hạ du. Vì thế, để bảo vệ công trình quan trọng này, những năm qua, công tác dự báo mưa lũ, lượng nước về, xả đập, điều tiết nước, chăm sóc, bảo dưỡng đập, phòng ngừa sự cố… luôn được TMP đặt lên hàng đầu”, ông Nguyễn Văn Non, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ điện Thác Mơ.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Cà Mau phấn đấu trở thành vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

Tổng Bí thư đề nghị Cà Mau khai thác lợi thế về biển, đảo, hệ sinh thái rừng ngập mặn; liên kết chặt chẽ với Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang để cùng phát triển.

Hà Nội dự chi gần 38 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất

Theo đề xuất, đối tượng hỗ trợ là các tổ chức, cá nhân có diện tích sản xuất cây trồng, vật nuôi bị thiệt hại do bão số 3 và sau bão.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.