| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viện Việt Đức: Bệnh nhân đau chân trái, mổ nhầm chân phải

Thứ Tư 20/07/2016 , 07:26 (GMT+7)

Chiều 19/7, một bệnh nhân nam lên bàn mổ tại bệnh viện Việt Đức để mổ chân trái. Tuy nhiên sau ca mổ, bệnh nhân tá hoả vì thấy chân phải chứ không phải chân trái được phẫu thuật.

 

  Ảnh minh họa
Ảnh minh họa


Sự việc xảy ra tại khoa Chấn thương 3 (BV Việt Đức) chiều 19/7. Ngay đêm cùng ngày, khi nhận được những thông tin về ca mổ nhầm nghiêm trọng, Ban giám đốc BV Việt Đức đã khẩn cấp yêu cầu bác sĩ, kíp phẫu thuật, lãnh đạo khoa Chấn thương 3 viết ngay bản tường trình để xem sai sót ở khâu nào dẫn đến tình huống mổ nhầm đáng tiếc trên.

Thông tin ban đầu cho biết, bệnh nhân nam T.V.T (37 tuổi, Ứng Hoà, Hà Nội) bị liệt dây thần kinh chày trước chân trái, đi tập tễnh. Với bệnh lý này, bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật.

Như trình bày ban đầu của phẫu thuật viên, khi vào mổ, kíp phụ mổ đã tiến hành sát khuẩn, che kín những vùng không cần can thiệp, chỉ lộ một chân ra. Vì thế, khi vào phòng mổ phẫu thuật viên chỉ việc mổ.

Với phẫu thuật này, bệnh nhân được gây tê tuỷ sống. Lúc mổ xong, bệnh nhân tỉnh, xem giật mình kêu không phải chân cần mổ, mổ nhầm rồi.

GS.TS Trần Bình Giang, Phó Giám đốc BV Việt Đức cho biết, nhận được thông tin, Ban giám đốc BV đã yêu cầu ngay phẫu thuật viên, kíp mổ viết bản tường trình. Yêu cầu làm việc ngay với gia đình bệnh nhân, nhận sai sót với người bệnh.

Lãnh đạo BV Việt Đức thừa nhận, về mặt chuyên môn, rõ ràng là đã để ra sai sót. Thêm một sai sót nữa, khi bệnh nhân phát hiện mổ nhầm, nhân viên y tế lại yêu cầu bệnh nhân nộp tiền cho ca phẫu thuật chân bị bệnh còn lại.

“Về mặt chuyên môn rõ ràng là sai sót. Bác sĩ đã can thiệp vào chân lành của người bệnh. Tuy nhiên chân bị mổ nhầm không bị ảnh hưởng nhiều mà vẫn đi lại được bình thường. Chân trái bị bệnh sau đó đã được phẫu thuật ngay sau đó. Ở đây, rõ ràng là lỗi của phẫu thuật viên và cả kíp mổ, người phụ mổ, sát trùng, gây mê… đã không kiểm tra kỹ càng, dẫn đến nhầm lẫn khi phẫu thuật”, GS Giang nói.

“Về phía bệnh viện, bệnh viện cũng nhận trách nhiệm, xin lỗi người bệnh. Bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, miễn phí hoàn toàn các chi phí phẫu thuật và theo dõi tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân sau này”, GS Giang khẳng định.

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Phẫu thuật robot điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ

TP.HCM Bệnh viện Bình Dân vừa thực hiện phẫu thuật robot cắt khối tá tụy điều trị ung thư đoạn cuối ống mật chủ cho nam bệnh nhân 43 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Nấm linh chi có giúp ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ không?

Nấm linh chi có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, nên nhiều người cho rằng có thể dùng nấm linh chi để chống lại sự tấn công của những virus có hại.