| Hotline: 0983.970.780

'Bí mật đằng sau ngô biến đổi gen' đoạt giải Nhất cuộc thi Gen Z Biotech Challenge 2023

Thứ Tư 17/01/2024 , 19:03 (GMT+7)

Chiều 17/1 tại Đại sứ quán Hoa Kỳ đã diễn ra vòng chung kết cuộc thi Gen Z Biotech Challenge 2023 - Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Vòng chung kết cuộc thi Gen Z Biotech Challenge 2023 - Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ngày 17/1. Ảnh: Quỳnh Chi.

Vòng chung kết cuộc thi Gen Z Biotech Challenge 2023 - Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ngày 17/1. Ảnh: Quỳnh Chi.

Mục tiêu của cuộc thi Gen Z Biotech Challenge là tạo thêm sân chơi mới cho các bạn trẻ đam mê khoa học khai thác nội dung và cách tiếp cận khác nhau về chủ đề ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp. Từ góc nhìn của các bạn trẻ Gen Z, cuộc thi kỳ vọng sẽ gợi mở thêm cách thức truyền thông mới, sáng tạo về chủ đề CNSH trong nông nghiệp, thu hút sự chú ý của cộng đồng đối với chủ đề này.

Phát biểu khai mạc vòng chung kết, TS Lê Huy Hàm - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Nông nghiệp, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trưởng ban giám khảo cho biết: “Phát triển nghiên cứu và ứng dụng CNSH là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Gần đây nhất, đầu năm 2023, Tổng Bí thư đã ký nghị quyết về phát triển nghiên cứu và ứng dụng CNSH đến 2030, tầm nhìn đến 2045. Đây sẽ là cơ hội lớn của lĩnh vực CNSH để đóng góp to lớn hơn cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước”. 

Theo đó, ông mong muốn thế hệ trẻ hôm nay còn trên ghế nhà trường sẽ sớm tiếp cận, tìm hiểu về tiềm năng phát triển CNSH. Đến với cuộc thi sáng tạo video, các bạn được trang bị thêm kiến thức, phương pháp để cùng với các thế hệ đi trước phát triển CNSH như kỳ vọng của xã hội. 

“Mặt khác, có các quan điểm khác nhau, thậm chí trái chiều về các sản phẩm CNSH, vậy lớp trẻ cần được tiếp cận, tìm hiểu và trang bị các kiến thức khoa học cần thiết cho mình để tự lựa chọn và phát triển CNSH học theo hướng tận dụng được tối đa tiềm năng của các công nghệ này”, ông Hàm nói.

Nhiều bạn trẻ tham gia cuộc thi đã có cơ hội tham gia các buổi hướng dẫn trực tuyến. Ảnh: CropLife.

Nhiều bạn trẻ tham gia cuộc thi đã có cơ hội tham gia các buổi hướng dẫn trực tuyến. Ảnh: CropLife.

Phát động vào đầu tháng 10/2023, cuộc thi nhận được hơn 100 video dự thi của các bạn học sinh - sinh viên đến từ 20 trường THPT và đại học trên cả nước. Sau vòng sơ loại và 2 vòng thi trực tuyến, ban tổ chức đã chọn ra được 6 video xuất sắc nhất để tham dự Vòng Chung kết tổ chức trực tiếp tại Hà Nội. 6 video chung khảo được đánh giá cao với chủ đề hiện đại, thể hiện hàm lượng khoa học cao, có thông điệp truyền thông rõ ràng. 

Nhiều bạn trẻ tham gia cuộc thi đã có cơ hội tham gia các buổi hướng dẫn về nội dung khoa học cũng như cách thức xây dựng nội dung trên nền tảng số với các chuyên gia về CNSH và truyền thông do cuộc thi giới thiệu.

Ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ đề cao các video dự thi. Ông bày tỏ: “Các đội sinh viên tham gia cuộc thi chính là tấm gương sáng về tinh thần sáng tạo, hợp tác, dám dấn thân vào lĩnh vực công nghệ sinh học”. 

Ông Bean nhấn mạnh thêm, một trong những trọng tâm của hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ sinh học, đổi mới trong nông nghiệp. Cuộc thi này giúp các sinh viên chia sẻ kiến thức, tiếp cận khoa học sớm, góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam bền vững, giảm phát thải. 

Ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ đề cao sức sáng tạo của sinh viên nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thanh Thủy.

Ông Ralph Bean, Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ đề cao sức sáng tạo của sinh viên nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Thanh Thủy.

Đồng tình với Tham tán, bà Đặng Ngọc Chi - Chủ tịch Tổ công tác Công nghệ sinh học, Giống cây trồng - Hiệp hội CropLife Việt Nam chia sẻ: “Nông nghiệp Việt Nam đã, đang và sẽ vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia. Tuy nhiên, với sự hấp dẫn của các ngành kinh tế và kỹ thuật khác, nông nghiệp chưa là sự lựa chọn của thế hệ trẻ trong thời kỳ hiện đại. Chúng tôi hy vọng cuộc thi này sẽ tạo thêm một sân chơi hấp dẫn cho các bạn trẻ, giúp các bạn có thêm động lực tìm hiểu khoa học công nghệ ứng dụng trong ngành nông nghiệp.”

Tại vòng chung kết, các thí sinh đại diện cho 6 video xuất sắc nhất đã có cơ hội trình chiếu sản phẩm sáng tạo, thuyết trình ý tưởng và trả lời các câu hỏi từ ban giám khảo. Các thành viên ban giám khảo là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực CNSH và truyền thông đã đưa ra nhiều góp ý bổ ích, sắc bén.

Kết quả, nhóm sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đoạt giải Nhất với video chủ đề “Bí mật đằng sau ngô biến đổi gen”. Bài dự thi được đánh giá cao nhờ hình ảnh khai thác đẹp, có sử dụng đồ họa sinh động. Bên cạnh đó, phần phụ đề tiếng Anh tốt về ngữ pháp, từ vựng, trình bày dễ nhìn.

Bạn Nguyễn Thế Ngọc Phượng và Hoàng Thị Hồng Nga dành danh hiệu xuất sắc nhất cuộc thi với chủ đề 'Bí mật đằng sau ngô biến đổi gen'.

Bạn Nguyễn Thế Ngọc Phượng và Hoàng Thị Hồng Nga dành danh hiệu xuất sắc nhất cuộc thi với chủ đề “Bí mật đằng sau ngô biến đổi gen”.

Hai bạn Nguyễn Thế Ngọc Phượng và Hoàng Thị Hồng Nga, quán quân cuộc thi Gen Z Biotech Challenge cho biết: “Qua cuộc thi này, chúng em đã học được cách xây dựng video và nội dung trên nền tảng số. Bọn em có thế mạnh là học hỏi, nắm bắt công nghệ nhanh, có nhiều ý tưởng, dễ dàng đồng cảm và nắm bắt thị hiếu giới trẻ”. 

Nhận được giải Nhất cuộc thi, hai bạn trẻ mong muốn tiếp tục đóng góp cho ngành CNSH, làm cầu nối giữa người trẻ với khoa học, qua đó nuôi dưỡng niềm đam mê, hứng thú với lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai dự án chống ngập TP.HCM về đích

Ngày 27/4, nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, UBND thành phố Thủ Đức tổ chức khánh thành 2 dự án chống ngập sau nhiều năm chật vật thi công.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm