| Hotline: 0983.970.780

Biến đổi khí hậu: Nồi cơm nhà nông vơi dần

Thứ Tư 16/12/2009 , 10:07 (GMT+7)

Hơn ai hết những cư dân ven biển là những người đang phải gánh chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này đã và đang đe doạ lấy đi nồi cơm của họ.

Hơn ai hết những cư dân ven biển là những người đang phải gánh chịu sự tác động của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này đã và đang đe doạ lấy đi nồi cơm của họ.

Không ít hộ nông dân sống dọc theo các xã ven biển của tỉnh Kiên Giang khi được hỏi về tác động của biến đổi khí hậu tỏ ra rất lơ mơ. Có người nói thẳng, họ chẳng biết biến đổi khí hậu là gì và họ cũng chẳng quan tâm cho nặng đầu. Nhưng có một điều họ hiểu rất rõ là tình hình mưa bão ngày càng thất thường, nước biển ngày càng xâm lấn sâu vào đất liền. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến công việc làm ăn ngày một khó, mùa màng ngày càng thất bát. 

Ruộng lúa của nông dân vùng U Minh Thượng, Kiên Giang bị thiệt hại do bị nhiễm mặn

Anh Bảy Tèo (Nguyễn Văn Tèo) ở xã Tân Thạnh (An Minh, Kiên Giang) than thở: “Gia đình tôi cấy hơn 3ha lúa nhưng đều chết sạch do ruộng nhiễm mặn. Nhiều hộ khác trong khu vực cũng chung cảnh ngộ. Trước đây làm ruộng cứ cấy xuống là có ăn. Bây giờ vừa làm vừa nơm nớp lo sợ nước mặn tràn vào. Nông dân ở đây chỉ biết chông chờ vào con tôm, hạt lúa…Thất mùa là coi như trắng tay, không biết xoay sở kiểu gì để sống. Gia đình vốn đã thiếu trước hụt sau, lo cái ăn hằng ngày, con cái học hành chưa xong thử hỏi lấy gì mà tái đầu tư sản xuất cho vụ sau”.

Ông Võ Hoàng Việt - Trưởng phòng NN- PTNT huyện An Minh cho biết, do hệ thống đê biển trên địa bàn huyện chưa hòan chỉnh nên tình hình xâm nhập mặn ngày càng phức tạp, nhất là các xã ven biển dẫn đến mất kiểm soát. Tính đến thời điểm này đã có 1.246 ha lúa thuộc địa bàn 6 xã ven biển của huyện bị thiệt hại hoàn toàn do mặn. Những khu vực bị nhiễm mặn nhẹ hơn tuy nông dân vẫn còn cái để thu hoạch nhưng năng suất thì giảm đáng kể. Nếu tình trạng này cứ kéo dài chắc chắn nông dân sẽ lâm cảnh thiếu đói.

Ông Nguyễn Hữu Thành ở xã Lình Huỳnh nói: "Rừng cứ mất dần nên không còn gì để che chắn, bảo vệ có khi nước biển và sóng lớn vào nhà sâu cả mét. Nếu không khắc phục được chắc chắn một vài năm nữa chúng tôi phải dời nhà đi nơi khác kiếm kế sinh nhai, chứ ở đây lấy gì mà tồn tại".

Tương tự, nước biển dâng đã khiến không ít hộ dân sống ven biển Hòn Đất, Kiên Lương ngày càng trở nên nghèo kiệt, cùng quẫn. Ông Danh Công ở xã Lình Huỳnh (Hòn Đất, Kiên Giang) bộc bạch: "Gia đình tôi và các hộ dân xung quanh mấy năm trở lại đây đã không thể canh tác trên đất của mình được nữa vì đất bị nhiễm mặn do nước biển liên tục hỏi thăm. Vườn cây ăn trái hơn 1 ha là nguồn sống chính của gia đình gồm hơn 150 gốc xoài, 200 cây ổi, 100 cây nhãn và ao cá bị nước biển tràn vào hủy diệt. Nhà có đất mà nay như không.

Không chỉ cây lúa, hoa màu bị ảnh hưởng mà nhiều nguồn lợi thủy sản khác, nguồn thu chính của các cư dân ven biển cũng trở nên cạn kiệt hoặc biết mất một cách lạ kỳ trước những tác động của biến đổi khí hậu. Ông Trần Hữu Khánh, một ngư dân đã sống lâu năm ở khu vực Vàm Rầy, xã Bình Sơn (Hòn Đất) cho biết, trước đây khu vực này từng được mệnh danh là “mỏ” cua biển giống tự nhiên. Vì cứ vào mùa sinh sản là cua con rất nhiều.

Việc lúa gieo sạ rồi cứ chết lụi dần, phải cấy đi cấy lại nhiều lần giờ đã thành cơm bữa với những nông dân ven biển. Thậm chí không ít ruộng nhìn từ ngoài vàng rực nhưng khì thực thu chẳng được là bao vì lúa đã bị xèo hết do nhiễm mặn.

Người dân chỉ cần tranh thủ mua sắm dụng cụ để xúc bắt bán cho những chỗ nuôi cua mỗi ngày cũng kiến được một hai trăm ngàn. Vậy mà bây giờ quanh năm suốt tháng, kiếm mỏi mắt mới thấy được con cua biển. Một số loài khác như sò lông, sò huyết cũng không thấy xuất hiện nữa.

Ths. Trần Quang Củi – Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Kiên Giang cho biết, hiện tượng nước biển xâm nhập sâu vào đất liền ngày càng hiện hữu. Điều này không chỉ gây khó khăn cho sản xuất của người dân mà còn làm thay đổi môi trường sinh thái. Mấy năm trở lại đây không năm nào nông dân trong tỉnh không bị thiệt hại. Hàng năm tỉnh đều phải xuất ngân sách để hỗ trợ nông dân mua giống lúa sạ lại những diện tích lúa bị chết do nhiễm mặn. Cụ thể vụ hè thu vừa qua tỉnh đã phải chi trên 600 triệu để hỗ trợ nông dân mua 209 tấn giống khắc phục thiệt hại.

Xem thêm
Bãi nhiệm chức vụ loạt nhân sự cấp cao ở tỉnh Vĩnh Phúc

Hội đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã bãi nhiệm nhiều chức vụ của các cán bộ đã bị bắt tạm giam hoặc đã bị kỷ luật.

4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

42 mẫu cà phê vào chung kết cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam

42 mẫu cà phê, gồm 24 mẫu cà phê robusta và 18 mẫu arabica lọt vào vòng chung kết cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm