| Hotline: 0983.970.780

Biến rác hữu cơ thành phân bón và thu gom pin thải ở Đắc Sở

Thứ Năm 07/12/2023 , 19:58 (GMT+7)

Biến rác hữu cơ thành phân bón và thu gom pin thải là hai mô hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.

Trên địa bàn xã Đắc Sở hiện nay đang duy trì hoạt động 2 mô hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường “Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ” và “Thu gom pin thải”.

Sau một năm đi vào hoạt động, địa phương đã huy động đối với từng hộ dân trong xã và nguồn chủ lực là lực lượng hội viên phụ nữ, đoàn thanh niên và sinh viên trên địa bàn xã. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đã biết thực hiện phân loại rác thải, biết thu gom để riêng pin thải, thực hiện các bước ủ phân hữu cơ và cách sử dụng phân hữu cơ.

Hai mô hình hoạt động đã thu hút sự tham gia đông đảo, nhiệt tình của cán bộ, hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân nhằm hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

Nhờ hiệu quả vô cùng thiết thực đó mà năm 2022, Hội đồng giáo dục phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã ghi nhận và biểu dương 2 mô hình phổ biến giáo dục pháp luật của xã Đắc Sở và có văn bản khuyến khích, nhân rộng mô hình.

UBND xã đã huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến giáo dục pháp luật bao gồm huy động con người và cơ sở vật chất bằng tiền mặt để tạo điều kiện cho công tác này hoạt động hiệu quả hơn.

Nghề trồng phật thủ của dân Đắc Sở. Ảnh: NNVN.

Nghề trồng phật thủ của dân Đắc Sở. Ảnh: NNVN.

Bên cạnh đó, UBND xã Đắc Sở còn đạt giải ba cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về ứng xử trên môi trường mạng” trên địa bàn huyện Hoài Đức. Ngoài ra, trên địa bàn xã Đắc Sở hiện nay đang duy trì hoạt động 1 mô hình tổ hòa giải hoạt động hiệu quả, đó là mô hình “Tổ hòa giải điển hình thôn Diềm Xá, xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” được thành lập theo quyết định 366 của xã.

Các hòa giải viên đều là những người có kiến thức pháp luật, có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình trong cộng đồng dân cư, có khả năng vận động, thuyết phục nhân dân. Tổ hòa 23 giải hoạt động với phương châm phát hiện kịp thời, nắm chắc vụ việc và tổ chức hòa giải tốt các mâu thuẫn phát sinh trong các gia đình và giữa các hộ dân trong cộng đồng dân cư.

Trong năm 2022, tổ hoà giải điển hình đã tiếp nhận và hoà giải thành công 2/2 vụ việc. Qua 1 năm hoạt động có hiệu quả thiết thực, cuối năm 2022, Hội đồng giáo dục phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Hoài Đức đã ghi nhận và biểu dương mô hình tổ hòa giải điển hình thôn Diềm Xá của xã Đắc Sở và có văn bản số 208 về việc khuyến khích, nhân rộng mô hình phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả và tổ hòa giải điển hình.

Từ đó mà mô hình đã lan tỏa rộng, cho đến nay trên địa bàn xã đã có 6 tổ hòa giải. 100% các vụ việc hoà giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hoà giải và thù lao cho hoà giải viên đúng quy định pháp luật, theo quy định 200.000 đồng/ vụ việc, năm 2022 các tổ đã giải quyết 3 vụ việc. UBND xã hàng năm đề nghị UBND huyện thanh toán kinh phí hỗ trợ hoạt động của các tổ hòa giải theo quy định.

Người dân Đắc Sở chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để làm giàu. Ảnh: NNVN.

Người dân Đắc Sở chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp để làm giàu. Ảnh: NNVN.

Ngày 11/06/2022 UBND xã Đắc Sở phối hợp với Hội Luật gia huyện Hoài Đức tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật về hoà giải ở cơ sở, pháp luật về đất đai, hôn nhân gia đình, luật nghĩa vụ quân sự, trợ giúp pháp lý năm 2022. Hội nghị với sự tham gia của 100% hoà giải viên ở cơ sở.  Năm 2022, xã Đắc Sở đã được UBND huyện Hoài Đức tặng giấy khen vì đã hoàn thành xuất sắc trong 6 năm thực hiện Luật Hộ tịch.

Xã Đắc Sở không nằm trong vùng sản xuất chuyên canh của thành phố, huyện, tuy nhiên người dân rất linh hoạt trong sản xuất nông nghiệp; khi sản xuất lúa và rau màu không đem lại lợi nhuận kinh tế, người dân đã chuyển đổi sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như: trồng hoa các loại, trồng cây ăn quả các loại như táo, ổi, dâu … và đầu tư áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm. Có 100% số công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm phục vụ sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Các nguồn xả thải đều được kiểm tra, giám sát định kỳ.

Xã không có điểm du lịch, nhưng có trang thông tin du lịch xã Đắc Sở được thành lập trên fanpage giới thiệu những hình ảnh về làng Đắc Sở anh hùng như di tích tượng đài tiếng bom Sấu - Giá, đình làng Đắc Sở...

Ngoài ra với mặt hàng nông nghiệp chủ lực là quả phật thủ (chỉ có người dân Đắc Sở mới trồng được) được khách thập phương tới tham quan mua sản phẩm và nhân dân trong xã quảng bá rất nhiều trên các trang mạng xã hội. Thông qua quảng bá giúp nâng cao giá trị thương hiệu “Quả phật thủ Đắc Sở”. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hoá, môi trường).

Việc phát triển làng nghề của xã đã và đang tích hợp theo hướng phát triển kinh tế gắn với gìn giữ các giá trị văn hóa làng nghề, văn hóa truyền thống của địa phương, kết hợp bảo vệ môi trường sống theo hướng “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”. Phấn đấu trong tương lai khi xã Đắc Sở thành phường, đường vành đai 4 vùng Thủ đô thi công xong, các đô thị theo quy hoạch được đầu tư xây dựng, cư dân về sinh sống nhiều làng Đắc Sở sẽ trở thành điểm thăm quan, du lịch hấp dẫn.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.