| Hotline: 0983.970.780

"Biến tướng" bán hàng đa cấp trong nông nghiệp?

Thứ Hai 12/11/2007 , 10:45 (GMT+7)

Dư luận đang “nóng” lên việc một số cá nhân lừa đảo huy động tiền qua mạng, mà nạn nhân phần lớn là những người nông dân. Trong ngành nông nghiệp, thời gian qua, cũng xuất hiện không ít các công ty bán những mặt hàng nông nghiệp hết sức bình thường nhưng với giá trên trời, mà hậu quả là những người nông dân tham gia vào đường dây mua bán các mặt hàng này “tán gia bại sản”…

Theo thống kê của Bộ Công thương, đến nay cả nước có khoảng 35 doanh nghiệp (DN) bán hàng đa cấp, nhưng chỉ khoảng 10 DN được cấp giấy chứng nhận bán hàng đa cấp, hoạt động hợp pháp và minh bạch, dưới sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, còn lại hầu hết hoạt động lén lút. Những DN hoạt động lén lút, trái pháp luật, không có giấy phép bán hàng đa cấp là những DN bán hàng đa cấp bất chính. Nhiều người dân gọi những DN kiểu này là “DN lừa đảo”.

Kỳ quặc mới cần...Trong thời gian gần đây, tại các địa phương như Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Nội… xuất hiện một kiểu bán các mặt hàng nông nghiệp rất kì quặc. Kì quặc đến mức ngay cả những người hiểu biết rộng cũng không nhận ra đấy là kiểu bán hàng gì. Được biết, hiện nay các cơ quan chức năng có trách nhiệm về vấn đề này đang xem xét. NNVN xin được khái quát về vấn đề này đang diễn ra ở vùng nông thôn với mong muốn, người dân vùng nông thôn sớm nhận biết và đánh giá đúng về kiểu bán hàng này, tránh tiền mất tật mang.

Con giun, vật nuôi mà mấy năm gần đây ông Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn bà con nông dân nuôi để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm với cách nuôi rất đơn giản. Giá giun trao đổi trên thị trường cũng chỉ có 20-30 ngàn đồng/1kg. Ấy vậy mà, hôm rồi tiếp xúc với nông dân, tôi được nghe bà con nói nuôi giun bây giờ dễ trở thành tỷ phú lắm, nuôi giun siêu lợi nhuận vì giun không chỉ để nuôi gà, nuôi vịt mà người ta bảo mua dùng để làm mỹ phẩm, xuất khẩu sang Hàn Quốc, châu Âu gì đó. Khi hỏi tại sao lại thế, dân bảo: 1kg giun bán một trăm mấy chục ngàn đồng, trong khi giun đẻ, sinh sôi nảy nở… vô biên, thế bằng hái ra tiền, làm gì mà không trở thành tỷ phú?

Nhiều người dân nói thế, nhưng lại mới chỉ có ít người nuôi. Thấy lạ, tôi mới tìm hiểu, té ra thế này: Một người mua giun của một Cty nào đó đưa về về địa phương nuôi. Nuôi được một hai lứa theo kiểu trình diễn, người này giới thiệu nghề nuôi giun và dạy cách nuôi cho một số người khác. Thường những người được giới thiệu là anh em họ hàng hoặc chí ít cũng là người quen biết. Người thứ hai, thứ ba… này lại tiếp tục giới thiệu và dạy những người nuôi sau.

Cứ như thế, những người nuôi trước trở thành “kỹ thuật viên” chuyển giao công nghệ nuôi giun cho người nuôi sau. Mạng lưới nuôi giun ở vùng đó không ít lâu sau được mở rộng. Quyền lợi của người nuôi trước làm kỹ thuật viên cho người nuôi sau là được nhận phần trăm (hoa hồng). Tuy nhiên, tiền hoa hồng này không được thể hiện trên sổ sách. Họ bảo rằng chẳng có tiền nong gì cả, chỉ là “giúp đỡ để dân cùng phát triển”. Nhưng ở đời, chẳng ai chạy vạy sớm tối suốt tháng này sang tháng khác để làm điều đó cả? 

Khi giun được chuyển giao cho dân, dân phải mua với giá rất đắt, khoảng 300 ngàn đồng/kg giun giống gì đó. Khi bán giun thương phẩm thì được khoảng một trăm mấy chục ngàn đồng/kg. Theo kỹ thuật nuôi giun đơn giản của ông Nguyễn Lân Hùng, 1kg giun sau một lứa có thể đẻ ra 40kg giun hoặc hơn thế nữa. Và thực tế, người nuôi giun ở nhiều địa phương đã đạt mức như trên, thậm chí vượt hơn nhiều mà không cần quy trình kỹ thuật cầu kỳ. Tuy nhiên, người bán giun lại khống chế, không cho giun phát triển quá 300%, nghĩa là 1kg giống không được đẻ tới 4kg. Nếu vượt, số giun vượt sẽ không được thu mua và coi là giun “kém chất lượng” do làm sai quy trình hướng dẫn... Người dân muốn tăng đàn giun cũng không được tự nhân (mặc dù là họ hoàn toàn làm được từ đàn giun đã có), mà phải được sự cho phép của người cung cấp giun, tức là lại phải mua giun giống từ đầu. Thế nên mới có tình trạng, có người nuôi tưởng lãi mà thành ra không lãi? Dân tính thế này: Mua 1kg giun giống giá tới 300 ngàn đồng, bán ra có 140 ngàn đồng (chỉ giữ giá này trong 2 lứa đầu, các lứa sau… tuỳ thị trường) nhưng giun chỉ được phát triển, sinh sôi không quá 3 lần. Như vậy, trừ tiền thuốc men, công cán, hoà là tốt. Đấy là chưa kể giun không phát triển theo tính toán ban đầu. Điều này làm cho nhiều người dân khi nhận ra “sai lầm”, bỏ cũng không được mà để cũng không xong.

Thử tìm hiểu nguyên nhân vì sao người nuôi giun lại lâm cảnh đó, mới biết, người bán giun và thu mua giun không chỉ ký hợp đồng trực tiếp với dân mà còn ký với đại diện các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương. Đặc biệt, hợp đồng ở đây không phải là hợp đồng bán hàng theo mẫu của Bộ Công thương mà là hợp đồng chuyển giao kỹ thuật. Những Cty bán hàng đa cấp một thời làm náo động cả nước như Sinh Lợi, Thế Giới Toàn Mỹ, Thường Xuân, Tân Hi Họng… có thể sẽ phải “ngả mũ kính chào” khi nhìn cách bán hàng này. Vì “bắt tay” được với các tổ chức chính trị – xã hội ở các địa phương, nhất là các tổ chức này lại đại diện cho một tầng lớp nhân dân nào đó thì khi bán hàng, dân tin quá còn gì? Mặt khác, cách làm này cũng dễ dàng qua mặt được các cơ quan quản lý nhà nước. Liệu đây có phải là một kiểu bán hàng đa cấp bất chính trong nông nghiệp?

Hiện nay, một số sản phẩm nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi khác cũng xuất hiện những kiểu bán hàng tương tự. Nông dân sẽ lãnh đủ nếu những quy định về bán hàng đa cấp trong nông nghiệp không sớm được bổ sung. 

DN bán hàng đa cấp bất chính sẽ thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán hàng với giá rất cao. Còn người dân có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận đó chỉ đủ cho chi phí và lấy của người này nuôi người kia. Ngoài việc bị phạt tiền, những doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính còn có thể bị áp dụng một hoặt một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả, gồm: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm, bao gồm cả tịch thu toàn bộ lợi nhuận đã thu được từ việc thực hiện những hành vi vi phạm đó.

Hiến Minh

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Chọn nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm’, Dabaco đặt kế hoạch lợi nhuận 729 tỷ đồng

Trong bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động khó lường, cùng mục xuyên suốt là 3F, năm 2024 Dabaco sẽ chọn lựa nhân sự ‘dám nghĩ, biết làm'.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm