| Hotline: 0983.970.780

Bình Định khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó với hạn hán

Chủ Nhật 28/05/2023 , 17:33 (GMT+7)

Các ngành chức năng, các ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh được yêu cầu tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, xâm nhập mặn năm 2023.

Theo nhận định của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, hiện tượng ENSO chuyển sang trạng thái trung tính từ tháng 5 - 6/2023, trong nửa cuối năm 2023 có khả năng chuyển sang pha nóng (Elnino) và có thể kéo dài sang năm 2024.

Hiện, tổng nguồn nước trong các hồ chứa trên địa bàn Bình Định còn trữ được 477 triệu/682 triệu m3, đạt 70% dung tích thiết kế, bằng 93% so cùng kỳ năm 2022. Trước tình hình nắng nóng gay gắt kéo dài, Bình Định đối mặt với nguy cơ xảy ra hạn hán cục bộ, xâm nhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo chính quyền các địa phương cấp huyện khẩn trương kiểm kê nguồn nước các hồ chứa được giao quản lý, xây dựng phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong vụ hè thu; thực hiện chuyển đổi cây trồng phù hợp với nguồn nước hiện có. Thực hiện các giải pháp tưới tiết kiệm, lập kế hoạch sử dụng nước, lịch tưới, mức tưới tiết kiệm của từng đợt; chỉ đạo nạo vét kênh trục, kênh mương nội đồng.

Chỉ đạo chính quyền cấp xã khẩn trương kiện toàn tổ chức thủy lợi cơ sở, đội thủy nông; thực hiện nghiêm việc giao nhận sản phẩm dịch vụ thủy lợi, tổ chức phân phối nước đến mặt ruộng theo kế hoạch tưới; tổ chức bảo trì thiết bị bơm, nạo vét bể hút, bể xả, vét kênh mương; thống kê các máy bơm hiện có trên địa bàn để huy động chống hạn khi cần thiết.

Hồ chứa nước Thạch Khê nằm trên địa bàn xã Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

Hồ chứa nước Thạch Khê nằm trên địa bàn xã Ân Tường Đông (huyện Hoài Ân, Bình Định). Ảnh: V.Đ.T.

UBND tỉnh Bình Định cũng chỉ đạo các đơn vị cấp nước sạch do huyện quản lý kiểm kê nguồn nước, bảo trì thiết bị, đường ống từng nhà máy. Các nhà máy cấp nước sạch sẵn sàng hoạt động với công suất tối đa để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân, mở mạng lưới cấp nước sạch đến hộ gia đình. Thống kê các thiết bị chứa, vận chuyển nước sạch hiện có trên địa bàn để huy động vận chuyển nước sạch đến các cụm dân cư bị thiếu nước.

“Các địa phương cần chủ động sử dụng ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp ứng phó hạn hán; trường hợp nguồn kinh phí vượt quá khả năng ngân sách của địa phương, báo cáo Sở NN-PTNT để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ theo quy định. Đề xuất phương án ứng phó hạn trước ngày 28/5/2023.

Báo cáo định kỳ về tình hình nguồn nước, tình hình hạn và báo cáo các hoạt động ứng phó hạn hán vào sáng thứ 4 hàng tuần, gửi về Sở NN-PTNT và Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh”, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo.

Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định còn chỉ đạo Sở NN-PTNT thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, nguồn nước, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, phổ biến đến các cấp chính quyền và người dân để chủ động ứng phó.

Tính toán, cân bằng nước cho những hồ chứa lớn, mỗi hệ thống thủy lợi để xác định khả năng cung cấp nước. Xây dựng phương án ứng phó hạn; kế hoạch điều tiết nước, chuyển nước, phân phối nước vào hệ thống bảo đảm đủ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt vụ hè thu năm 2023.

Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Bình Định lập kế hoạch cấp nước theo từng công trình quản lý. Thông báo đến địa phương về kế hoạch tưới nước, lập lịch bơm nước, kể cả phương án tưới luân phiên khi mực nước sông hạ thấp.

Phân công cán bộ hỗ trợ các xã triển khai các biện pháp đưa nước vào nội đồng; đồng thời tổ chức bảo trì công trình, nạo vét kênh dẫn nước; bảo trì các máy bơm, trạm bơm đã chiến để sẵn sàng bơm nước khi nắng nóng kéo dài.

Ngành chức năng Bình Định khẩn trương tổ chức bảo trì thiết bị bơm để sẵn sàng chống hạn. Ảnh: V.Đ.T.

Ngành chức năng Bình Định khẩn trương tổ chức bảo trì thiết bị bơm để sẵn sàng chống hạn. Ảnh: V.Đ.T.

Để tiết kiệm nước trong bối cảnh hạn hán, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn Bình Định khẩn trương bảo trì giếng khai thác, thiết bị bơm, thiết bị xử lý nước, đường ống các nhà máy nước sạch nông thôn được giao quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch; sẵn sàng hỗ trợ nguồn nước sạch cho các vùng khác khi chính quyền địa phương có yêu cầu.

Chủ động tổ chức kiểm tra tình hình hoạt động của các công trình cấp nước tập trung, mở mạng phân phối cấp nước đến hộ gia đình; ưu tiên mở các cụm vòi cấp nước sạch để người dân đến khai thác sử dụng.

Sở NN-PTNT Bình Định đang cấp tập nắm bắt tình hình để đề xuất phương án ứng phó hạn trước ngày 30/5/2023; báo cáo định kỳ về tình hình nguồn nước, hạn hán và các hoạt động ứng phó hạn hán vào sáng thứ 5 hàng tuần; tổng hợp kinh phí ứng phó hạn của các địa phương, cơ quan, đơn vị năm 2023 để báo cáo UBND tỉnh.

“Trên cơ sở đề xuất của Sở NN-PTNT, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh Bình Định kịp thời để bố trí kinh phí hỗ trợ ứng phó hạn hán theo quy định; đồng thời, hướng dẫn Phòng Tài chính các địa phương tham mưu UBND các huyện, thị xã, thành phố ứng, cấp kinh phí kịp thời phục vụ công tác ứng phó với hạn hán”, ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo.

Xem thêm
Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị về việc khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Dương Văn Thái.

ĐBSCL thiếu nước hay không biết giữ nước?

CẦN THƠ 'Sông có nước, trên trời có nước, vậy tại sao ĐBSCL lại thiếu nước?', vấn đề được các chuyên gia đặt ra để đi tìm giải pháp cho câu chuyện giữ nước của vùng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Vườn treo' Nậm Pồ: Nghị quyết hồi sinh vùng đất khó

Khu nhà màng trồng rau trải dài theo những ngọn đồi nhấp nhô, từng bị bỏ hoang, nay trở thành nguồn cung cấp rau xanh cho hơn 16.000 học sinh của huyện.